0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Bảo đảm chính sách, chế độ đãi ngộ cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 114 -121 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

4.2.10. Bảo đảm chính sách, chế độ đãi ngộ cho người lao động

Chính phủ đã có nhiều lần cải tiến chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức và những người hưởng lương từ ngân sách, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhưng ngay cả hệ thống thang bảng lương ban hành năm 2004 và Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 “Về việc quy định mức lương tối thiểu chung” vẫn chưa khắc phục được những hạn chế, nhược điểm như đã nêu ở trên. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích công chức thực hiện đúng khẩu hiệu: “Tận tụy, trung thực, sáng tạo, không tham nhũng” thì tiền lương cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo hướng sau:

- Cần phải duy trì một mức lương cạnh tranh với khu vực cũng như phù hợp với nền kinh tế thị trường để có thể thu hút tài năng cần thiết cho nền công vụ.

- Cần có sự phân biệt chính sách tiền lương giữa công chức tham mưu và công chức thi hành pháp luật. Công chức tham mưu là những những người làm việc trong những cơ quan tham mưu đưa ra những chính sách, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước, sản phẩm của họ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh hay thụt lùi của nền kinh tế. Kinh nghiệm các nước cho thấy công chức hành chính tham mưu được trả lương cao nhất. Có như vậy mới thu hút được người tài vào làm việc ở khu vực này. Cùng với việc trả lương cao, công chức hành chính còn được hưởng chế độ nghiên cứu, thực tập ngắn hạn ở những nước có nền kinh tế và hành chính phát triển.

- Tiền lương công chức phải gắn với sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước, hoặc của địa phương. Ngoài phần lương chính, hàng năm có thể trả thêm một khoản tiền thưởng, khoản tiền này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế đất nước và

thành tích công tác của mỗi cá nhân. Trước mắt chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước để tiết kiệm chi tiêu và tăng thu nhập cho công chức.

- Đưa những khoản có thể được vào tiền lương, hạn chế những khoản trợ cấp ngoài lương như khám chữa bệnh, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại công tác,… Việc chuyển hướng này, công chức nhận được tiền mặt, họ sẽ sử dụng linh hoạt hơn.

* Các khoản phúc lợi: Các khoản phúc lợi bao gồm: chế độ lễ, tết, nghỉ phép, phúc lợi y tế, giáo dục, thể thao giải trí,… Trong nền công vụ, các khoản phúc lợi có ý nghĩa quan trọng đối với công chức. Trên thực tế, các khoản phúc lợi là một phần của chi phí tiền lương và khi đã có rất khó cắt bỏ chúng. Vì vậy, cần phải cân bằng tốt giữa phúc lợi và tiền lương chi trả. Cùng với việc quan tâm đến chế độ đãi ngộ công chức, chế độ thưởng phạt phải được thực hiện nghiêm minh, có như vậy mới giữ được kỷ cương, nền nếp của tổ chức nói riêng và của cả xã hội nói chung. Ngày nay, Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật bồi thường thiệt hại nhằm mục đích ngăn chặn và loại trừ ra khỏi đội ngũ công chức những phần tử thoái hoá đạo đức, làm trong sạch đội ngũ, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với xã hội và công dân.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu nhiệm vụ của ngành Thống kê nói chung và của CTKBN nói riêng ngày càng cao, trong khi NL thiếu hụt về số lượng và chất lượng; việc tuyển dụng NL có chất lượng cao gặp khó khăn do sức hút của nghề thống kê không cao; công tác đào tạo bồi dưỡng NL làm công tác thống kê còn nhiều bất cập... đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng NNL để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng và thực hiện tốt chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Chất lượng NNL thống kê có vai trò quyết định đến chất lượng công tác thống kê. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng NNL chính là để phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của CTKBN. Trong thời đại mà khoa học phát triển nhanh chóng, đòi hỏi người lao động phải nâng cao tính chủ động, sáng tạo; phải được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về mọi mặt; phải biết tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và biết vận dụng chúng vào trong công việc một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để tạo ra môi trường làm việc mà người lao động có thể phát huy hết năng lực của bản thân nhằm phục vụ cho sự thành công của tổ chức, thì CTKBN cần có những chủ trương, chính sách và các giải pháp hợp lý về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Đề tài "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh" đã đạt được những mục tiêu sau:

Một là, luận văn đã chỉ rõ về các khái niệm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thống kê, trên cơ sở kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thống kê của một số tỉnh của nước ta tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng về nguồn nhân lực tại Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Hai là, luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 đồng tác đã chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Ba là, dựa trên những hạn chế và nguyên nhân trong chất lượng nguồn nhân lực tại Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL tại CTKBN trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. TS. Trần Xuân Cầu & TS. Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

2. Mai quốc Chánh (1999), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước, NXB Chính Trị Quốc Gia

3 PGS.TS Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4 Đoàn Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũcán bộ công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, NXB Lao Động Xã hội, Hà Nội.

5 Phạm Quỳnh Hoa dịch (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội, tập 1, 2

6 GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

7 PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2001), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8 PGS.TS Trần Thị Kim Thu - Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Nguyễn Trí Duy - Tổng cục Thống kê (2011) “Nhân lực ngành thống kê vừa thiếu và yếu”, Hội thảo quốc gia Đào tạo Thống kê trong các trường Đại học ở Việt Nam và nhu cầu xã hội.

9 Luật số: 89/2015/QH13, Luật Thống kê,Quốc hội Khóa 13, Ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2015

10 Nghị quyết 30c/NQ-CP, Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chính phủ, ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2011.

11. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2010.

12 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, Về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức,

Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2013.

13 Quyết định 03/QĐ-BNV, Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê, Bộ Nội vụ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2008.

14 Nghị quyết số 01/NQ-CB, Tăng cường lãnh đạo của Chi bộ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực CTKBN giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030, của Chi bộ CTKBN ban hành ngày 4 tháng 3 năm 2015.

15. Đề án 01/ĐA-CTK, Phát triển nguồn nhân lực CTKBN giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, CTKBN ban hành ngày 15/8/2017.

16. Quyết định 1613/BYT-QĐ, Ban hành "tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ" cho người lao động, Bộ Y tế ban hành ngày 15 tháng 8 năm 1997.

Tiếng Anh

17. WB (2000), World development indicators, London: Oxford

Tài liệu mạng

18. Trần Tuấn Hưng (2015), Mô hình thống kê trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=384&idmid=&ItemID= 15289., ngày 23/10-/2015.

PHỤ LỤC 01

Phiếu khảo sát chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật theo Luật

Thống kê

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

(Áp dụng cho cán bộ Văn phòng - Thống kê và Cộng tác viên thống kê)

Nguyên tắc điền phiếu:

- Đối với những câu hỏi/mục lựa chọn, khoanh tròn vào mã số tương ứng với câu trả lời thích hợp - Đối với câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu phải ghi vào đúng ô hoặc hàng tương ứng.

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……….. 2. Đơn vị công tác:……… 3. Điện thoại: …..……… Email……….

PHẦN 2. NỘI DUNG KHẢO SÁT:

1. Anh (chị) cho biết cân nặng, chiều cao và vòng ngực của mình? 1. Cân nặng ... …………kg

2. Chiều cao .... …………..m 3. Vòng ngực ... ……cm

2. Anh (chị) tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình? 1. Khỏe mạnh

2. Bình thường 3. Yếu

3. Năm 2017 anh (chị) có gặp các vấn đề về sức khỏe gây ảnh hưởng đến công việc không ? 1. Có

2. Không ( chuyển câu 5)

4. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh chị thuộc nhóm bệnh nào sau đây: 1. Các bệnh về mắt 2. Các bệnh về cơ, xương, khớp 3. Các bệnh về hô hấp 4. Các bệnh về tiêu hóa 5. Stress 6. Các loại bệnh khác

5. Anh (chị) tự đánh giá về phẩm chất đạo đức của mình 1. Tốt

2. Tương đối tốt 3. Bình thường 4. Không tốt

6. Anh (chị) tự đánh giá về thái độ làm việc của mình 1. Tích cực

2. Bình thường 3. Chưa tích cực

7. Anh (chị) tự đánh giá một số kỹ năng chính của mình

1. Giao tiếp với đồng nghiệp Tốt Bình thường Yếu

2. Vận dụng kiến thức chuyên môn Tốt Bình thường Yếu

3. Kinh nghiệm thuyết trình Tốt Bình thường Yếu

4. Kỹ năng làm việc nhóm Tốt Bình thường Yếu

5. Kỹ năng xử lý vấn đề và ra Q. định Tốt Bình thường Yếu

8. Anh (chị) cho biết mức độ hài lòng với công việc hiện tại của mình. 1. Hài lòng ( chuyển câu 9)

2. Không hoàn toàn hài lòng 3. Không hài lòng

9. Lý do anh (chị) không hài lòng là gì? 1. Công việc vất vả

2. Không đúng chuyên môn được đào tạo 3. Thu nhập không tương xứng

4. Đi làm xa

5. Thiếu sự quan tâm, đãi ngộ của cơ quan 6. Không có cơ hội phát triển

7. Lý do khác (ghi vắn tắt tên lý do)………..

PHỤ LỤC 02

Phiếu khảo sát chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật theo Luật

Thống kê

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

(Áp dụng cho công chức Cục Thống kê Bắc Ninh)

Nguyên tắc điền phiếu:

- Đối với những câu hỏi/mục lựa chọn, khoanh tròn vào mã số tương ứng với câu trả lời thích hợp - Đối với câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu phải ghi vào đúng ô hoặc hàng tương ứng.

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……….. 2. Đơn vị công tác:……… 3. Điện thoại: …..……… Email……….

PHẦN 2. NỘI DUNG KHẢO SÁT:

1. Anh (chị) tự đánh giá về phẩm chất đạo đức của mình 1. Tốt

2. Tương đối tốt 3. Bình thường 4. Không tốt

2. Anh (chị) tự đánh giá về thái độ làm việc của mình 1. Tích cực

2. Bình thường 3. Chưa tích cực

3. Anh (chị) tự đánh giá một số kỹ năng chính của mình

1. Giao tiếp với đồng nghiệp Tốt Bình thường Yếu

2. Vận dụng kiến thức chuyên môn Tốt Bình thường Yếu

3. Kinh nghiệm thuyết trình Tốt Bình thường Yếu

4. Kỹ năng làm việc nhóm Tốt Bình thường Yếu

5. Kỹ năng xử lý vấn đề và ra Q. định Tốt Bình thường Yếu

4. Anh (chị) cho biết mức độ hài lòng với công việc hiện tại của mình. 1. Hài lòng ( chuyển câu 9)

2. Không hoàn toàn hài lòng 3. Không hài lòng

5. Lý do anh (chị) không hài lòng là gì? 1. Công việc vất vả

2. Không đúng chuyên môn được đào tạo 3. Thu nhập không tương xứng

4. Đi làm xa

5. Thiếu sự quan tâm, đãi ngộ của cơ quan 6. Không có cơ hội phát triển

7. Lý do khác (ghi vắn tắt tên lý do)………..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 114 -121 )

×