0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 41 -44 )

5. Bố cục luận văn

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

+ Công tác tuyển dụng: Mọi tổ chức luôn tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho các vị trí công việc đang cần. Chọn được người đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, năng lực và cả sự phù hợp với văn hóa của tổ chức thông qua một quy trình tuyển dụng luôn là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của tổ chức đó. Để có được NNL phù hợp, không cách nào khác, tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng nhân sự và quản lý sử dụng nguồn nhân lực. Do vậy công tác tuyển dụng luôn được CTKBN coi trọng vì đây là một khâu quan trọng giúp nâng cao chất lượng NNL cho đơn vị. Đánh giá công tác tuyển dụng thông qua quy trình tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng, trình độ chuyên môn của NL được tuyển dụng, việc đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp như: chuyên ngành, sức khỏe vv..

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo, bồi dưỡng NNL tại CTKBN là một khâu quan trọng giúp nâng cao chất lượng NNL. Đào tạo, bồi dưỡng NNL góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi công vụ của NNL.. Nhìn chung đối với bản thân cán bộ, công chức qua triển khai đào tạo, bồi dưỡng là cần thiết nó đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển; nâng cao được trình độ năng lực; cập nhật đổi mới tư duy, phát huy tính sáng tạo sử dụng kiến thức về các lĩnh vực: pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, các lĩnh vực khác liên quan đến lĩnh vực tác nghiệp. Hơn nữa qua đào tạo và bồi dưỡng, giúp cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, khả năng tự giác, tự tiến hành công việc độc lập. Đánh giá công tác ĐTBD

thông qua số lượng NL được đào tạo, bồi dưỡng; lĩnh vực ĐTBD; việc đáp ứng yêu cầu công việc sau ĐTBD.

+ Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ: Trong mỗi thành công của một tổ chức thì con người là yếu tố quyết định, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có vai trò quan trọng. Để nâng cao chất lượng NNL và thực hiện tốt công tác cán bộ thì vấn đề quy hoạch càng hết sức được coi trọng, nói cách khác, cần được chấp hành nghiêm quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải dựa trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Quy hoạch phải sát với thực tiễn và có tính khả thi; cán bộ được quy hoạch phải có đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp. Việc đánh giá công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ dựa vào kết quả quy hoạch cán bộ hàng năm.

+ Công tác quản lý, sử dụng và đánh giá NL: Đây là một nhiệm vụ quan trọng giúp nâng cao chất lượng NNL, vì làm tốt công tác này sẽ tạo môi trường làm việc tốt, giúp NL hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đánh giá về công tác này sẽ thông qua việc quản lý sắp xếp tổ chức bộ máy và đánh giá NL qua kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Công tác Thi đua khen thưởng: Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của việc nâng cao chất lượng NNL, được duy trì ở hầu hết các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. Dựa trên những việc làm cụ thể của tổ chức về việc xây dựng các phong trào thi đua, tổ chức và thực hiện các phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến và kết quả khen thưởng hàng năm.

+ Chế độ chính sách, đãi ngộ đối với người lao động : Chế độ chính sách, đãi ngộ với người lao động là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Để nâng cao chất lượng NNL thì công tác chăm lo đến chính sách, đãi ngộ cho người lao động phải là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ đó động viên người lao động cống hiến cho tổ chức. Để đánh giá công tác này ta xem xét đến các chính sách cho NNL như phụ cấp nghề, tiền thưởng, phúc lợi và các hoạt động chăm lo sức khỏe cho người lao động.

+ Công tác xây dựng công sở văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định

chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế CBCC phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung từ đó mỗi người sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chương 3

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC

VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 41 -44 )

×