Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cục thống kê tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CTKBN, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn chính: (1) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo, đề án, nghị quyết chi bộ CTKBN, các số liệu đã được công bố chính thức của CTKBN, TCTK, Bộ KH-ĐT.

(2) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu khảo sát (phiếu điều tra) bằng việc sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các thông tin số liệu có liên quan, cụ thể là: Các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến quản trị nguồn nhân lực; Nghị quyết của Chi bộ về công tác cán bộ của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Bộ Kế hoạch Đầu tư và của Tổng cục Thống kê có liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực.

Thu thập thông tin từ hồ sơ cán bộ công chức được lưu trữ tại phòng Tổ chức hành chính, hồ sơ lưu trữ tại phần mềm quản lý nhân sự ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo sơ, tổng kết công tác cán bộ của phòng Tổ chức - Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp Thu thập thông tin sơ cấp là những thông tin mà tác giả thu thập trực tiếp của đối tượng cung cấp thông tin và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình thông qua dùng phiếu khảo sát (Phiếu điều tra).

- Đối tượng điều tra bao gồm 3 đối tượng chính là NL trong HT-TKTT, CTV Thống kê và cán bộ VP-TK cấp xã.

- Quy mô mẫu điều tra

+ Đối tượng là NL trong HT-TKTT: tác giả lực chọn toàn bộ công chức (79 người) nằm trong biên chế của CTKBN được phân bổ cho các phòng thuộc Cục và các CCTK huyện, thị xã, thành phố.

+ Đội ngũ CTV thống kê (điều tra viên): Do yêu cầu công việc CTKBN đã thành lập 09 đội CTV thống kê (34 người) bao gồm 01 đội thuộc Cục và 08 đội tại 08 chi cục Thống kê cấp huyện. Các đối tượng này được CTKBN ký hợp đồng dài hạn để làm công tác điều tra thống kê. Cục Thống kê Bắc Ninh quản lý về mọi mặt đối với nhóm đối tượng này (tương tự như công chức) kinh phí chi trả cho nhóm đối tượng này được trích từ kinh phí các cuộc điều tra.

+ Đội cán bộ VP-TK cấp xã tác giả điều tra tổng cộng 125 người.

- Nội dung phiếu khảo sát gồm các câu hỏi liên quan như: thể chất của người lao động, tình trạng sức khỏe, các bệnh thường gặp gây ảnh hưởng đến công việc; phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc và sự hài lòng của người lao động đối với công việc.

- Thời gian điều tra trong tháng 5 năm 2017.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, kiểm tra thông tin ghi trên phiếu. Các thông tin chưa chính xác, còn thiếu hoặc chưa lôgic yêu cầu cá nhân có liên quan bổ sung kịp thời. Sau khi nhập tin và tổng hợp kết quả điều tra, tác giả tiếp tục rà soát, kiểm tra thông tin nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế của NNL; những thông tin quá cao, quá thấp đều được kiểm tra, tìm nguyên nhân cụ thể qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia NL thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Đây là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thông tin, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.

Trong luận văn tác giả sẽ sử dụng một số tiêu thức phân tổ chủ yếu như: phân tổ theo giới tính, theo độ tuổi, theo trình độ chuyên môn được đào tạo, theo cấp hành chính, theo loại hình tổ chức, theo số năm công tác, theo tình trạng sức khỏe vv.. hoặc có thể phân tổ dựa trên 2 tiêu thức như phân tổ theo giới tính và độ tuổi.

2.2.3.2. Phương pháp đồ thị thống kê

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị: Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu; Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian; So sánh các mức độ của hiện tượng; Mối liên hệ giữa các hiện tượng; Trình độ phổ biến của hiện tượng; Tình hình thực hiện kế hoạch.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian

Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng.

Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ

mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu của hiện tượng để bảo đảm tính so sánh được với nhau.

2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Để có thể đảm bảo tính chính xác của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở, những tài liệu sách báo đã được công bố. Tác giả dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp. Tác giả áp dụng phương pháp này để tham khảo ý kiến của lãnh đạo các đơn vị đối với nhận xét đánh giá về NL do các đơn vị quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cục thống kê tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)