5. Bố cục luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thống kê Bắc Ninh
Qua các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của CTK các tỉnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho CTK tỉnh Bắc Ninh, cụ thể:
- Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan phải nhận thức đúng mức tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng NNL tại CTKBN, từ đó đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL phù hợp với từng thời kỳ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, CTKBN cần có các quyết sách và giải pháp thích hợp về thời gian, không gian để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
- Sự tiến bộ của mỗi thành viên là thành công của tổ chức, nên sự phát triển không ngừng của CTKBN là điều kiện và cũng là yêu cầu đối với mỗi nhân viên. Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên là một quá trình lâu dài, liên tục và muốn làm việc tốt phải học tập suốt đời, mỗi thành viên phải tự có nhu cầu thăng tiến, nhu cầu phát triển. Từ đó tạo dựng nên quan niệm học tập suốt đời, hay "văn hóa học" cho nguồn nhân lực của tổ chức.
- Cân bằng lợi ích của các bên tham gia phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định. CTKBN là nơi tạo môi trường nuôi dưỡng, đặt yêu cầu và thực hiện các hoạt động phát triển. Do vậy chỉ khi tạo được sự đồng thuận của hai bên tham gia thì phát triển nguồn nhân lực mới đi đúng mục tiêu và hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng NNL phải được hỗ trợ tích cực bởi nhiều giải pháp đồng bộ. Quản lý nguồn nhân lực không chỉ là công tác tham mưu, hỗ trợ mà còn là nhiệm vụ mang tính quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới, phát triển của CTKBN. Do đó, phải coi công tác nâng cao chất nguồn nhân lực là khâu đột phá trong công tác cán bộ, được xem xét giải quyết trong một tổng thể, định hướng theo tôn chỉ hoạt động của Cục. Cần xây dựng các công cụ quản lý nhân sự phù hợp với các qui định của nhà nước, của ngành, điều kiện của công tác tổ chức cán bộ của CTKBN.
- Tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần trên cở sở nguồn tài chính đảm bảo để động viên, khích lệ người lao động cống hiến hết công sức của mình cho công việc, từ đó nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe NNL.
- Nâng cao chất lượng NNL phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác phải lựa chọn chiến lược, phương thức phát triển riêng phù hợp với truyền thống dân tộc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh?
(2) Các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh?
(3) Các Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CTKBN, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn chính: (1) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo, đề án, nghị quyết chi bộ CTKBN, các số liệu đã được công bố chính thức của CTKBN, TCTK, Bộ KH-ĐT.
(2) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu khảo sát (phiếu điều tra) bằng việc sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp.
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các thông tin số liệu có liên quan, cụ thể là: Các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến quản trị nguồn nhân lực; Nghị quyết của Chi bộ về công tác cán bộ của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Bộ Kế hoạch Đầu tư và của Tổng cục Thống kê có liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực.
Thu thập thông tin từ hồ sơ cán bộ công chức được lưu trữ tại phòng Tổ chức hành chính, hồ sơ lưu trữ tại phần mềm quản lý nhân sự ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo sơ, tổng kết công tác cán bộ của phòng Tổ chức - Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp Thu thập thông tin sơ cấp là những thông tin mà tác giả thu thập trực tiếp của đối tượng cung cấp thông tin và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình thông qua dùng phiếu khảo sát (Phiếu điều tra).
- Đối tượng điều tra bao gồm 3 đối tượng chính là NL trong HT-TKTT, CTV Thống kê và cán bộ VP-TK cấp xã.
- Quy mô mẫu điều tra
+ Đối tượng là NL trong HT-TKTT: tác giả lực chọn toàn bộ công chức (79 người) nằm trong biên chế của CTKBN được phân bổ cho các phòng thuộc Cục và các CCTK huyện, thị xã, thành phố.
+ Đội ngũ CTV thống kê (điều tra viên): Do yêu cầu công việc CTKBN đã thành lập 09 đội CTV thống kê (34 người) bao gồm 01 đội thuộc Cục và 08 đội tại 08 chi cục Thống kê cấp huyện. Các đối tượng này được CTKBN ký hợp đồng dài hạn để làm công tác điều tra thống kê. Cục Thống kê Bắc Ninh quản lý về mọi mặt đối với nhóm đối tượng này (tương tự như công chức) kinh phí chi trả cho nhóm đối tượng này được trích từ kinh phí các cuộc điều tra.
+ Đội cán bộ VP-TK cấp xã tác giả điều tra tổng cộng 125 người.
- Nội dung phiếu khảo sát gồm các câu hỏi liên quan như: thể chất của người lao động, tình trạng sức khỏe, các bệnh thường gặp gây ảnh hưởng đến công việc; phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc và sự hài lòng của người lao động đối với công việc.
- Thời gian điều tra trong tháng 5 năm 2017.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, kiểm tra thông tin ghi trên phiếu. Các thông tin chưa chính xác, còn thiếu hoặc chưa lôgic yêu cầu cá nhân có liên quan bổ sung kịp thời. Sau khi nhập tin và tổng hợp kết quả điều tra, tác giả tiếp tục rà soát, kiểm tra thông tin nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế của NNL; những thông tin quá cao, quá thấp đều được kiểm tra, tìm nguyên nhân cụ thể qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia NL thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Đây là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thông tin, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.
Trong luận văn tác giả sẽ sử dụng một số tiêu thức phân tổ chủ yếu như: phân tổ theo giới tính, theo độ tuổi, theo trình độ chuyên môn được đào tạo, theo cấp hành chính, theo loại hình tổ chức, theo số năm công tác, theo tình trạng sức khỏe vv.. hoặc có thể phân tổ dựa trên 2 tiêu thức như phân tổ theo giới tính và độ tuổi.
2.2.3.2. Phương pháp đồ thị thống kê
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị: Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu; Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian; So sánh các mức độ của hiện tượng; Mối liên hệ giữa các hiện tượng; Trình độ phổ biến của hiện tượng; Tình hình thực hiện kế hoạch.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng.
Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ
mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.
Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.
Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu của hiện tượng để bảo đảm tính so sánh được với nhau.
2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Để có thể đảm bảo tính chính xác của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở, những tài liệu sách báo đã được công bố. Tác giả dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp. Tác giả áp dụng phương pháp này để tham khảo ý kiến của lãnh đạo các đơn vị đối với nhận xét đánh giá về NL do các đơn vị quản lý.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu nhân lực
2.3.1.1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Sử dụng người lao động hai giới tính là rất cần thiết. Tỷ lệ người lao động nam và nữ phù hợp với đặc điểm, tính chất sẽ góp phần vào thành công của Công ty.
Trong khi giới tính nam có đặc điểm là khỏe mạnh, đáp ứng được các công việc cần sức khỏe, giới tính nữ có sự cẩn thận chi tiết, phù hợp với các công việc hành chính
Đánh giá cơ cấu lao động theo giới tính sẽ cho nhà quản lý thấy được tỷ lệ nhân sự theo giới tính có phù hợp với tính chất của công việc hay không, cần phải điều chỉnh thế nào để phù hợp với công việc
Cơ cấu lao động theo giới tính được tính như sau:
Tỷ lệ lao động theo mỗi giới = Số lượng lao động theo mỗi giới Tổng số lao động
2.3.1.2. Cơ cấu lao động theo khoảng tuổi
Công tác tổ chức và sử dụng người lao động tại các doanh nghiệp đều phải dựa vào sự phân công lao động theo khả năng của mỗi con người. Khả năng lao động của con người phụ thuộc vào cả lứa tuổi. Mỗi một độ tuổi khác nhau (Kể cả tuổi nghề cũng như tuổi đời) thì nó thể hiện khả năng lao động cũng khác nhau, nó liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhân thức… tất cả các nhân tố đó đều ảnh hưởng đến khả năng, lao động của con người.
Tỷ lệ lao động theo độ tuổi = Số lượng lao động mỗi độ tuổi Tổng số lao động
2.3.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ
Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, để nâng cao ưu thế của mình, tổ chức phải từng bước thay đổi giúp cho việc sắp xếp công việc một cách thích hợp thỏa đáng, “đúng người, đúng việc” là một trong những mục tiêu cơ bản. Nhiệm vụ công tác quá cao hoặc quá thấp đối với năng lực của mỗi người lao động đều có thể ảnh hưởng không tốt đến công tác của họ. Vì vậy để mỗi cán bộ, công nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả, khả năng của mình, người lãnh đạo phải biết rõ năng lực của mỗi nhân viên, xác định nội dung chi tiết các công việc để trên cơ sở đó đưa ra những yêu cầu cụ thể cho từng vị trí công tác.
Tỷ lệ lao động theo trình độ = Số lượng lao động mỗi trình độ Tổng số lao động
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng nguồn nhân lực
+ Tiêu chí phản ánh tình trạng thể chất: Tiêu chí này phản ánh sức khỏe của NL do CTK quản lý. Việc nghiên cứu chỉ tiêu sức khỏe người lao động có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao chất lượng NNL, vì sức khỏe là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của người lao động cả về mặt chất và mặt lượng, người lao động có đủ sức khỏe mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
+ Các tiêu chí phản ánh tình trạng trí lực của NNL.
Trí lực của NNL được phản ánh thông các các chỉ tiêu như: Trình độ chuyên môn được đào tạo, trình độ chuyên môn theo chuyên ngành đào tạo, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ quản lý nhà nước. Nhóm chỉ tiêu này
phản ánh trình độ được đào tạo về các lĩnh vực của NL do CTK quản lý. Đây là các chỉ tiêu quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng NNL, các chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt chuẩn về trình độ của NL do CTK quản lý, giúp các nhà lãnh đạo có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa NNL.
+ Các tiêu chí phản ánh về tâm lực gồm: Phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc. Đây là các tiêu chí phản ảnh giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
+ Công tác tuyển dụng: Mọi tổ chức luôn tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho các vị trí công việc đang cần. Chọn được người đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, năng lực và cả sự phù hợp với văn hóa của tổ chức thông qua một quy trình tuyển dụng luôn là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của tổ chức đó. Để có được NNL phù hợp, không cách nào khác, tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng nhân sự và quản lý sử dụng nguồn nhân lực. Do vậy công tác tuyển dụng luôn được CTKBN coi trọng vì đây