Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thống kê
3.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
a. Thực trạng
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC-NLĐ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về chuyên môn, quản lý nhà nước, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân được tổ chức ngày càng tốt hơn. Thông qua đó, giúp họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch công chức và của từng vị trí chức danh, vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐTBD trong những năm qua Cấp ủy, Lãnh đạo Cục đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong Cục thực hiện tốt công tác ĐTBD, tạo điều kiện để công chức và người lao động tham gia các khóa ĐTBD. Trong giai đoạn 2015-2017 CTKBN đã cử nhiều CBCC-NLĐ tham gia các lớp ĐTBD về nghiệp vụ công tác, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ... Đồng thời
mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo trao đổi nghiệp vụ cho NL làm công tác thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thông qua các khóa học trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bảng 3.24: Kết quả đào tạo bồi dưỡng của NL trong HT-TKTT chia theo lĩnh vực đào tạo, tính đến 31/12 hàng năm
Đơn vị tính: lượt người
Số
TT Lĩnh vực đào tạo Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 I Lý luận chính trị 1 Cử nhân, cao cấp 1 1 1 2 Trung cấp 1 2 3 II Quản lý Nhà nước
1 Chuyên viên cao cấp 1
2 Chuyên viên chính 2 5 7
3 Chuyên viên 5 7 9
III Nghiệp vụ công tác Thống kê
1 Thống kê viên chính 2 3 5
2 Thống kê viên 3 5 7
3 Thống kê viên trung cấp 1
IV Nghiệp vụ thống kê (Trái ngành)
1 Đại học, Cao đẳng 3 5 9
2 Trung cấp 1
V Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu
1 Do chuyên gia nước ngoài giảng 2 2 3
2 Do chuyên gia trong nước giảng 2 3 2
VI Đào tạo nâng cao
1 Tiến sỹ Tr.đó: chuyên ngành Thống kê 2 Thạc sỹ 1 6 8 Tr.đó: chuyên ngành Thống kê 1 3 Đại học 1 Tr.đó: chuyên ngành Thống kê
VII Quốc phòng - An ninh 1 2 3
VIII Ngoại ngữ 1 2 3
IX Tin học 1 3 5
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Qua kết quả ĐTBD của CTKBN ta thấy trong giai đoạn 2015-2017 số lượt người được cử đi đào tạo năm sau tăng hơn năm trước chủ yếu do CTKBN đang
triển khai việc chuẩn hóa các chức danh công chức và việc vận động công chức trẻ có trình độ tham gia các lớp cao học. Đáng chú ý là từ năm 2015 Chi bộ Cục Thống kê đã ban hành Nghị quyết “Tăng cường lãnh đạo của Chi bộ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực CTKBN giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, vì vậy trong giai đoạn này có nhiều công chức tham gia học cao học. Về bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên sâu, chuyên ngành thống kê chủ yếu và phân tích và dự báo thống kê do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy số lượng người theo học còn ít, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
b. Đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng
Để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của công tác ĐTBD tác giả tham khảo ý kiến của lãnh đạo Cục (03 đồng chí) và công chức theo dõi trực tiếp công tác ĐTBD tại CTKBN. Đây là những người có kinh nghiệm và nắm chắc về công tác ĐTBD với 03 mức độ: tốt, tương đối tốt và chưa tốt, kết quả khảo sát như sau:
- Về sự phù hợp: Cả 04 ý kiến đều cho rằng công tác ĐTBD tại CTKBN là tương đối phù hợp trong tình hình hiện nay. Lý do chưa đạt mức phù hợp (mức tốt) là do: chưa có sự thống nhất trong công tác ĐTBD từ TW đến địa phương; chưa đồng bộ trong việc ban hành chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia ĐTBD; một số nội dung ĐTBD chưa đưa vào kế hoạch đào tạo bồi dưỡng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề...
- Về hiệu quả: cả 04 ý kiến đều cho rằng công tác ĐTBD của CTKBN trong thời gian qua có hiệu quả cao, qua các khóa đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của CBCC-NLĐ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đồng thời đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn ngạch công chức và vị trí việc làm. Qua đào tạo, CBCC-NLĐ đã làm tốt hơn nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giải pháp thực thi có hiệu quả nhiệm vụ, công vụ. Các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, khoa học quản lý, chính trị, pháp luật,… đã được vận dụng vào giải quyết công việc, tạo được niềm tin của công dân và tổ chức vào các cơ quan quản lý của Nhà nước.