0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thống kê của Cục Thống kê tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 75 -78 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực do Cục

3.2.3. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thống kê của Cục Thống kê tỉnh

Bắc Ninh

2.2.3.1.Những kết quả đạt được

- Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức chuyên ngành thống kê đang dần được củng cố về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đa số NL do CTK quản lý có thể lực tốt, có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng yêu cầu về của vị trí việc làm. Về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cũng đang dần được trang bị và ngày một nâng cao. Đạo đức, tác phong, thái độ làm việc đang dần đi vào nền nếp.

- Đội ngũ NL do CTK quản lý cơ bản đáp ứng một số nhu cầu thông tin thường xuyên phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, và các ban ngành, đoàn thể có liên quan. Thực hiện khá tốt các nhu cầu thông tin Thống kê theo chế độ báo cáo quy định, đảm bảo đầy đủ về mặt số lượng, kịp thời về mặt thời gian, chất lượng thông tin Thống kê ngày một nâng lên. Triển khai tổ chức các cuộc điều tra cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin Thống kê cấp tỉnh và cấp trung ương.

2.2.3.2.Những hạn chế, yếu kém

a. Đối với chất lượng NNL

- Về trình độ chuyên môn: Tỷ lệ NL được đào tạo đúng chuyên ngành thống kê còn thấp, đặc biệt trong nhóm được đào tạo đúng chuyên ngành thống kê chỉ có

04 người được đào tạo chính quy, số còn lại là học tại chức hoặc đào tạo xa và liên thông. Đây là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong HT-TKTT, vì nhóm này có ảnh hưởng lớn đến công tác thống kê tại địa phương.

- Về trình độ ngoại ngữ: mặc dù theo đạt chuẩn trình độ theo quy định của vị trí việc làm, tuy nhiên khả năng giao tiếp của NNL rất hạn chế. Ảnh hưởng nhiều đến một số nghiệp vụ thống kê như: việc điều tra khai thác thông tin, nhất là ở khối doanh nghiệp FDI; việc sử dụng các chương trình chuyên ngành sử dụng tiếng anh; việc phân tích hệ thống chỉ tiêu bằng tiếng anh vv…

- Về trình độ tin học: Tương tự như trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của NNL trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hầu hết công chức trong CTK chỉ biết tính toán đơn giản bằng phần mềm Excel hoặc các chương trình có sẵn của TCTK. Hiện việc sử dụng các phần mềm dành cho thống kê như SPSS, Stata tại CTKBN còn rất hạn chế, do vậy ảnh hưởng khá nhiều đến việc phân tích số liệu cũng như dự báo số liệu KT-XH.

- Về trình độ lý luận chính trị: tính đến 31/12/2017 trong HT-TKTT chỉ có 05 người đạt trình độ cử nhân và cao cấp, tập trung ở nhóm NL có độ tuổi cao (chuẩn bị nghỉ hưu). Trong khi đó việc đào tạo lý luận trình độ trung cấp cho cán bộ lãnh đạo phòng và tương đương còn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều lãnh đạo cấp phòng và tương đương khi bổ nhiệm còn nợ chứng chỉ lý luận chính trị. Chưa xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trong quy hoạch lãnh đạo các phòng và tương đương.

- Về đạo đức, tác phong và thái độ làm việc: Nhu cầu thống tin về kinh tế - xã hội ngày càng nhiều, do đó cường độ lao động của công chức làm thống kê quá cao đã gây áp lực không nhỏ đến tâm lý của cán bộ công chức dẫn đến tình trạng chủ quan duy ý chí, đạo đức nghề nghiệp giảm sút, tinh thần trách nhiệm không cao, một số công việc triển khai chỉ mang tính chiếu lệ, hình thức, kém hiệu quả. Một số công việc chủ yếu như báo cáo, điều tra theo chế độ quy định mới dừng lại ở việc hoàn thành về mặt số lượng, chất lượng còn hạn chế, thời gian thực hiện chậm và kéo dài.

2.2.3.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, còn thụ động trong công việc, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, học tập và công tác; một số ít chưa thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của người cán bộ trong thời kỳ đổi mới; một số người thường “tự hài lòng” với kiến thức đã có, cảm thấy mình đã biết, đã hiểu và đã có kinh nghiệm đủ để làm việc nên không chú trọng và không quan tâm đến việc học tiếp sau khi đã có được tấm bằng ở một trường nào đó. Cộng vào đó là tâm lý ngại học, điều kiện làm việc, gia đình khó khăn…vv làm cho họ không muốn học thêm, kể cả những người có điều kiện mà vẫn lười học

- CTKBN chưa có một hội nghị, hội thảo nào tại Cục về vấn đề đào tạo. Chưa có các khoá học các kỹ năng dự báo, tham mưu, phân tích vấn đề. Đây là những kiến thức, kỹ năng rất cần thiết cho cơ quan làm công tác dự báo tham mưu như CTK.

- Công tác phân tích nhu cầu đào tạo hàng năm ở các đơn vị cơ sở chưa sát với thực tế về trình độ NNL và định hướng phát triển, dẫn đến việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nhiều khi chưa khả thi, chưa sát với nhu cầu công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thiếu kỹ năng về quản trị nhân sự. Số lượng các khoá tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng còn hạn chế. Chưa có hệ thống đánh giá sau đào tạo.

b. Nguyên nhân khách quan

- Chế độ, chính sách của nhà nước đối với đội ngũ công chức, viên chức còn nhiều bất cập nhất là làm công tác thống kê ở địa phương. Môi trường làm việc trong các cơ quan hành chính hiện nay chưa thực sự tạo động lực, cơ hội để công chức, viên chức trẻ thể hiện tài năng và phát triển. Vì vậy, sức thu hút những người giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính nói chung và ngành Thống kê nói riêng còn chưa cao.

- Cơ sở vật chất (nhất là cấp huyện) chưa đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu công tác. Điều kiện làm việc còn chật hẹp, nhiều CCTK không có trụ sở riêng, làm việc chung trong khu nhà làm việc của UBND huyện, thành phố, thị xã. Trong khi đó, khối lượng công việc được giao ngày càng tăng, số lượng biên chế biên chế chưa đủ so với số biên chế được giao đã tạo áp lực không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ thống kê của HT-TKTT.

- Một số cấp ủy Đảng, lãnh đạo các phòng, ban và các xã, phường chưa coi trọng công tác thông kê. Thông tin Thống kê ở các xã, phường còn nghèo nàn, không có báo cáo đánh giá phân tích thực trạng kèm theo các báo cáo số liệu Thống kê. Báo cáo Thống kê không được cập nhật thường xuyên, kịp thời và đồng bộ; Cán bộ Văn phòng Thống kê một số địa phương trình độ hạn chế, đạo đức nghề nghiệp chưa cao dẫn đến báo cáo tuỳ tiện, thiếu trung thực cho nên hiệu quả thông tin còn nhiều hạn chế.

- Thống kê là chuyên ngành hẹp nên khó xin việc làm. Do vậy, không thu hút được người vào học chuyên ngành Thống kê tại các cơ sở trong hệ thống giáo dục. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực đầu vào của Ngành.

- Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của hệ thống Thống kê tập trung rất thấp. Kinh phí ngành giành cho các cuộc điều tra thống kê cũng còn nhiều hạn chế cho nên khi tổ chức các cuộc điều tra toàn bộ cũng như tổ chức điều tra mẫu hàng năm gặp khá nhiều khó khăn từ khâu thu thập số liệu, tổng hợp số lại, suy rộng số liệu đặc biệt là phân tích thống kê rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 75 -78 )

×