Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
4.2.5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ
Công tác quản lý cán bộ, công chức (CBCC) có nhiều nội dung, trong đó đánh giá CBCC được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu
khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp CBCC phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CBCC; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho CBCC phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá công chức được dựa trên các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức tại Luật Cán bộ, công chức. Cụ thể căn cứ vào: Vị trí công việc, yêu cầu và trách nhiệm cơ quan, đơn vị phân công rõ ràng, cụ thể cho người công chức; sản phẩm công tác cụ thể của mỗi một chức danh, một người công chức trong thời gian đánh giá (tháng, quý, năm). Đánh giá cán bộ được căn cứ vào: tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể); hiệu quả công tác thực tế: hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng sự và của quần chúng; môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đới; đồng thời xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình... Để đảm bảo việc đánh giá đúng thực chất NL của mình CTKBN cần làm tốt một số việc cụ thể sau:
- Đối với NL trong HT-TKTT: CTKBN cần bổ sung và hoàn thiện các quy chế về thi đua khen thưởng, quy chế về đánh giá cán bộ công chức, trong đó phải nêu cụ thể việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho từng loại đối tượng (công chức cấp huyện và công chức cấp tỉnh) do cách tính điểm thi đua của những đối tượng này không đồng nhất và tính chất công việc cũng khác nhau. Ngoài việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo tiêu chuẩn điểm thi đua cần có thêm tiêu chuẩn một số lĩnh vực khác: như ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, thái độ làm việc, tham gia các phong trào do cơ quan, cấp trên phát động vv..
- Đối với NL là CTV thống kê: việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc nên tổ chức đánh giá theo từng cuộc điều tra, tổng điều tra, kết hợp với nhận xét đánh giá của các CCTK cấp huyện và các phòng chuyên môn.
- Đối với NL là cán bộ VP-TK cấp xã: hàng năm các CCTK tổ chức chẩm điểm thi đua trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm, thông báo
cụ thể điểm thi đua này đến UBND cấp xã và đồng thời đề nghị UBND cấp xã gửi kết quả đánh giá hàng năm đối với cán bộ VP-TK để có cơ sở so sánh đối chiếu và kiến nghị đối với UBND các xã.