Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
4.2.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng trong các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại CTKBN, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính Nhà nước hiện nay. Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, CTKBN cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Thực hiện rà soát, sửa đổi các văn bản hiện hành về đào tạo bồi dưỡng của cơ quan, xây dựng quy chế "đào tạo và bồi dưỡng" của CTKBN.
- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của CBCBCC-NLĐ; xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ quy định cho các ngạch, chức danh lãnh đạo, quản lý; học tập, rèn luyện để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao, trước hết, là nhiệm vụ của bản thân người học. Cơ quan tạo điều kiện và hỗ trợ cho CBCC được trang bị các kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Xác định tốt nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đã được xác định. Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn, đảm bảo tính cụ thể và thiết thực. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải rõ ràng về mục tiêu, đo lường được, đảm bảo tính khả thi và có thời hạn cụ thể. Trong giai đoạn 2017-2020 CTKBN cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng cụ thể:
+ Đối với NL trong HT-TKTT: Là lực lượng nòng cốt thực thi nhiệm vụ của ngành Thống kê. Để đạt mục tiêu chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm tới mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng là phải đào tạo nghiệp vụ trái
ngành cho 100% công chức chưa học nghiệp vụ thống kê; cử công chức đi học các lớp nghiệp vụ thống kê chuyên sâu do chuyên viên trong nước và nước ngoài giảng dạy tập trung ở những lĩnh vực như: chọn mẫu thống kê, phân tích thống kê và dự báo thống kê; cử công chức tham gia học các lớp tin học nâng cao do TCTK tổ chức, bộ phận CNTT mở các lớp tập huấn về CNTT trong đó tập trung nhiều về các phần mềm chuyên ngành thống kê như: SPSS, Stata. Riêng phần mềm Excel thì phải đào tạo nâng cao về các hàm thống kê; mời giảng viên giảng về các kỹ năng mà công chức còn yếu như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề... Cử công chức học hoàn thiện các chương trình theo chức danh, vị trí việc làm. Phấn đấu đến năm 2020 100% công chức có mặt tại thời điểm 31/12/2017 đạt chuẩn về trình độ.
+ Đối với đối tượng là CTV thống kê: Phối hợp với trường Cao đằng Thống kê Bắc Ninh mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho các đối tượng học trái ngành. Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về các cuộc điều tra thống kê. Phối hợp với Trung tâm tính toán của Tổng cục Thống kê mở các lớp tin học văn phòng, tin học nâng cao cho đội ngũ này. Mời giảng viên đào tạo chủ yếu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, đây là hai kỹ năng mà CTV thống kê còn yếu.
+ Đối với đối tượng là cán bộ công chức VP-TK cấp xã cần đào tạo trước hết là nhận thức về công tác Thống kê vì đối tượng này hay biến động, hơn thế nữa không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ thống kê, do vậy nội dung đào tạo trước hết là nhận thức về công tác Thống kê để họ phải hiểu được thế nào là Thống kê và công tác Thống kê sau đó mới đào tạo nội dung thứ hai đó là nghiệp vụ Thống kê gắn trực tiếp vào từng báo cáo và điều tra Thống kê mà cấp cơ sở thường xuyên phải thực hiện. Riêng đối tượng này phải đào tạo hàng năm cho cùng một nội dung với hai ý nêu trên. Mỗi nội dung đào tạo liên tục trong 15 ngày, phương pháp đào tạo theo hướng dẫn của UNPA (giảng dạy tích cực). Giáo viên là giảng viên của trường cao đẳngThống kê phối kết hợp với chuyên viên của Cục Thống kê tỉnh.