0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Xây dựng văn hóa công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 110 -113 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

4.2.8. Xây dựng văn hóa công sở

Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở không chỉ có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính mà nghị quyết TW5 (khóa X) của Đảng đã đề ra. Từ thực tế công việc và quan sát của bản thân, tác giả xin đề xuất một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở tại CTKBN như sau:

Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho công chức, viên chức.Triển khai cho toàn thể công chức, viên chức trong cơ quan về đề tài văn hóa công sở. Xây dựng một bảng nội quy với những quy định buộc mọi người phải thực hiện, có kiểm tra, đánh giá và phải làm thường xuyên liên tục. Cần phải tạo được cơ chế tốt để các công chức, viên chức có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số công chức, viên chức về thái độ, hành vi ứng xử với đồng nghiệp và nhân dân từ

những việc làm rất nhỏ như cảnh trí nơi làm việc, ghế, bàn, nước uống... nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người công chức, viên chức “Trung thành - Tận tụy - Sáng tạo - Gương mẫu”.

Hai là, Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan theo hướng quy định rõ ràng, quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với những công chức, viên chức làm tốt và chưa tốt; tiếp tục theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở; có văn bản cam kết thực hiện của mỗi bộ phận; hàng quý có báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện Quy chế này. Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của lãnh đạo, đồng thời phải biết quan tâm đến ý kiến của những mọi người tham gia vào lĩnh vực phụ trách để có những điều chỉnh kịp thời.

Ba là, Coi việc thực hiện văn hóa công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi công chức, viên chức cũng cần nhận thức được công việc của mình là phục vụ Nhân dân.

Bốn là, những người đứng đầu Chi bộ, cơ quan và các tổ chứcphải tiếp tục gương mẫu thực hiện Quy chế văn hoá công sở và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức, viên chức tại cơ quan.

Năm là, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, kịp thời biểu dương khen thưởng những cá nhân xuất sắc, quan tâm đến đời sống của công chức, viên chức khi ốm đau, hiếu, hỷ.

Sáu là, đổi mới tác phong làm việc và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Nhìn vào thực tại hiện nay, bên cạnh đội ngũ cán bộ công chức Thống kê có trình độ năng lực, có kỹ năng làm việc, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết trong công tác và có đạo đức nghề nghiệp song cũng còn một bộ phận không nhỏ công chức, đặc biệt là công chức VP-TK cấp xã không có tác phong công nghiệp trong thực thi công việc, tính chủ quan duy ý chí, thường xuyên điều tra không trung thực, thậm chí là không điều tra làm mất đạo đức nghề nghiệp, không có tinh thần trách nhiệm, lơi là công việc, một số trường hợp sử dụng máy tính cơ quan chơi điện tử. .. gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng hoạt động công tác Thống kê. Vì vậy, việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc là vấn đề cấp bách.

Cần xây dựng chuẩn mực đạo đức một cách cụ thể cho từng đối tượng làm công tác Thống kê, dựa vào đó để đánh giá hàng năm và làm thước đo để đánh giá chuẩn mực đạo đức gắn với việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng chế tài xử phạt và xử phạt nghiêm khắc với những hành vi vi phạm mà trong đó hành vi chủ quan duy ý chí, không trung thực trong công tác thống kê phải được đặt vào khung xử lý cao. Có như vậy mới nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức tạo cho việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn.

Bảy là, công chức, viên chức cần có ý thức thực hiện một số việc sau:

- Đến công sở làm việc phải đeo thẻ công chức. Mặc trang phục phải gọn gàng, phù hợp. Đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.

- Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bàn làm việc, phòng làm việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở chính nhà mình.

- Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờ làm việc, vừa ảnh hưởng đến năng suất công việc, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân.

- Điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh tại cơ quan. Gõ cửa trước khi vào phòng làm việc của đồng nghiệp.

-Trong công việc, khi trả lời điện thoại cần nói năng mạch lạc, rõ ràng. Tuyệt đối tránh dùng ngôn từ tục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp, không nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ hoặc quá lớn, không xen vào chuyện người khác, không cướp lời người khác khi nói.

- Cần thực hành đúng văn hóa bắt tay tại công sở. Tại cơ quan nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ, xưng hô bằng tên đối với người cùng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng đại từ nhân xưng, không nên xưng hô theo kiểu gia đình.

- Không buôn chuyện; không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền; tránh thái độ xun xoe với người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì hiệu quả công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực gây khó dễ cho những thành viên khác, đặc biệt là người mới đến làm việc tại cơ quan. Người đi trước phải dẫn dắt người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ.

Tám là, Tích cực tham mưu cấp trên về cải tạo và nâng cấp trụ sở làm việc của cơ quan và mua sắm trang bị thêm phương tiện thiết bị làm việc cho công chức, viên chức.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế Văn hóa công sở, tạo nét văn hóa riêng cho cơ quan,đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có sự đồng thuận và cố gắng trên tinh thần tự giác của CBCC-NLĐ. Việc hoàn thiện và nâng cao văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng NNL, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH (Trang 110 -113 )

×