6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Tổng quan chung về ngành dệt may Việt Nam
1.2.1.1. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam đến năm 2016
Trong những năm gần đây, có nhiều sự kiện nổi bật trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc ký kết các FTA với EU, với liên minh kinh tế Á Âu, với Hàn quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hoạt động và đặc biệt là việc ký kết hiệp định xuyên Thái bình dương TPP. Điều này chứng minh quyết tâm chiến lược của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh hội nhập sâu rộng hơn nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, khẳng định hướng chiến lược trong phát triển của Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào đôi cánh xuất khẩu. Trong tất cả các hiệp định đó, dệt may Việt Nam đều luôn được lựa chọn là lợi ích cốt lõi khi đàm phán, và đều được các chuyên gia đánh giá là ngành có khả năng thu được lợi ích lớn nhất của Việt Nam khi các hiệp định đi vào thực thi. Vấn đề đặt ra là cần làm gì để biến những lợi ích tiềm năng đó trở thành các thành quả kinh tế cụ thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế và nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm 2015 với 27,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp ~15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, sử dụng trên 2,5 triệu lao động công nghiệp, tạo 1/5 số việc làm mới hàng năm trên cả nước. Việt Nam là nước có quy mô dệt may xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2014, dệt may Việt Nam là quốc gia duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành trên thế giới khá tốt. Thị phần tại các thị trường chính đều tăng mạnh từ 1% năm 2005 tại USA lên trên 10% năm 2015. Đến 2015, dệt may Việt Nam đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa dệt may tiêu thụ trên toàn thế giới. Năng suất lao động kỹ thuật ngành May Việt Nam được xếp vào top đầu của thế giới. Thu nhập trung bình năm của công nhân dệt may cả nước đã đạt trên 50 triệu đồng, được tham gia BHXH, y tế, thu nhập cao gấp 8-10 lần thu nhập lao động trồng lúa ngay trong điều kiện được mùa, được giá với giả thiết lợi nhuận lên tới 50% và mỗi lao động có trên 2.000m2 canh tác (6 sào bắc bộ) cao hơn nhiều so với bình quân ruộng đất ở nước ta.
Năm 2016 là năm khó khăn vô cùng đối với ngành dệt may khi chỉ tăng trưởng xuất khẩu một con số, tăng 5,2%, trong khi những năm trước đều tăng trưởng 2 con số. Nếu so sánh về giá trị tuyệt đối thì số lượng không giảm nhiều, những năm trước tăng 2 tỷ USD/năm thì năm nay tăng 1,5 tỷ USD nhưng so với quy mô ngành sau 6-7 năm, việc tăng trưởng 5,2% thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Một trong những khó khăn đầu tiên phải kể đến là năm 2016, ngành dệt may được dự báo tăng trưởng 2 con số, đạt 30 tỷ USD, nhưng thực tế chỉ đạt 28,3 tỷ USD. Khác với những năm trước, khó khăn của ngành dệt may không đến từ việc kinh tế suy giảm mà đến từ các yếu tố bất định về chính trị nên khó dự báo như: Anh rời EU, ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, đây là điểm mới hoàn toàn cho dệt may Việt Nam thời kỳ hội nhập. Với lịch sử phát triển trong 10 năm qua, có thể nhận thấy 2016 là năm có những biến động ngoài kinh tế nhưng ảnh hưởng sâu rộng, nhanh nhất đến kinh tế nói chung và ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may nói riêng.
Dù mức tăng trưởng thấp, không phù hợp với năng lực, quy mô của ngành dệt may nhưng dệt may Việt Nam vẫn giữ vững được tăng trưởng ở các thị trường trên thế giới, đặc biệt là có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Ngoài ra, thị phần của Việt Nam tại những thị trường lớn vẫn tiếp tục được cải thiện như thị phần tại Mỹ tăng lên 11%, thị phần tại Nhật Bản cũng tăng tốt, Việt Nam trở thành trọng điểm của cạnh tranh dệt may thế giới.
Bước sang năm 2017, ngành dệt may vẫn tiếp tục được dự báo gặp nhiều khó khăn mặc dù các dự báo đều cho rằng xu thế kinh tế có tốt lên. Còn ở trong nước, Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô nên vẫn phải áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, do vậy các chuyên gia nhận định rằng, sẽ không thể có biến động thật lớn để hỗ trợ xuất khẩu cho Việt Nam trong khi các quốc gia khác làm rất nhiều. Tình hình cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế, tỷ giá. Một điều đáng nói, 6 tháng cuối năm 2016 gần như hàng hóa các nước rẻ hơn khá nhiều so với Việt Nam, điều này đặt nền kinh tế Việt Nam và ngành may mặc nói riêng trong áp lực cạnh tranh rất lớn để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Với việc dự báo còn khó khăn nên năm 2017 ngành dệt may không phấn đấu mục tiêu tăng trưởng 10-12% như mọi năm mà chỉ dự kiến tăng 6,5-7% trong năm 2017, tương đương trên 30 tỷ USD.
1.2.1.2. Những cơ hội mở ra cho ngành dệt may Việt Nam
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có nhiều tín hiệu đáng mừng, cụ thể đối với thị trường Mỹ vẫn được coi là thị trường trọng điểm xuất khẩu dệt may của Việt Nam, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 11,4 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2015. Năm 2014, quy mô thị trường dệt may thế giới đạt gần 1.579 tỷ đôla; năm 2015 đạt 1.685 tỷ đôla, dự báo đến năm 2020 quy mô thị trường dệt may thế giới đạt 1.900 tỷ đôla và năm 2025 đạt 2.600 tỷ đôla, đây được xem là tin vui cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì những thị trường tiêu thụ chính của thế giới gồm EU27+1, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Nga và Canada cũng là những thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may nước nhà.
Có thể nói việc phát triển các trung tâm sản xuất sản xuất dệt may lớn đang là xu hướng tất yếu trong tương lai, Việt Nam có nhiều thế mạnh và cơ hội để trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, điều kiện trở thành trung tâm sản xuất Dệt may của thế giới thì một ngành công nghiệp quốc gia cần đáp ứng một số điều kiện như sau: Có khả năng cung ứng 10% trở lên nhu cầu của thế giới; Có khả năng phát triển bền vững trong 20-30 năm; Có chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh với khả năng cung cấp nội tại lên tới 50-60% lượng nguyên phụ liệu; Có thị trường trong nước quy mô đủ lớn; Hệ thống giao thông và nhất là hệ thống cảng biển thuận tiện cho xuất khẩu; Chi phí ngoài sản xuất có tính cạnh tranh cao, nhất là cạnh tranh về thời gian giao hàng.
Dựa vào các tiêu chí trên, trong nghiên cứu mới nhất của tác giả Lê Tiến Trường (2016) nhận định rằng: thế mạnh của Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện và tiền đề cho phát triển thành trung tâm dệt may của thế giới.
- Thứ nhất, để sản xuất cung ứng trên 70 tỷ USD hàng Dệt may, Việt Nam
cần có khoảng 7-8 triệu lao động trong khu vực này, tăng thêm 5 triệu lao động so với hiện nay. Với quy mô dân số Việt Nam, đặc biệt là với 30 triệu lao động còn ở khu vực nông thôn, theo tính toán là dư thừa khoảng 20% lao động ngay cả với phương thức sản xuất hiện nay thì việc thu dụng thêm 5 triệu lao động trong 10-15 năm tới là hoàn toàn khả thi (Phạm Đăng Quyết, 2012).
- Thứ hai, chuỗi cung ứng trong nước đang có ở mức 35% lượng nguyên liệu
cần dùng là tiền đề đủ để phát triển lên con số trên 50% trong 5 năm tới. Đặc biệt khi các hiệp định FTA quy định xuất xứ nguyên liệu từ Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước sẽ chú trọng nhiều hơn vào khâu đảm bảo nguồn nguyên vật liệu tại thị trường nội địa.
- Thứ ba, dân số Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng vàng với mức
tăng dân số ổn định trong vòng 5 năm qua, thị trường lao động trong nước được dự báo đến năm 2020 với quy mô dân số trên 100 triệu người sẽ trở thành nơi cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho ngành dệt may Việt Nam.
- Thứ tư, vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi cho xuất khẩu đường biển,
với những ưu đãi của chính phủ dành cho xây dựng công trình giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa.
Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, nhưng đến nay Việt Nam hiện chiếm 11-12% thị phần tại Mỹ nên khả năng tăng trưởng đang ngày càng trở nên bão hòa. Song, với việc hoàn tất về mặt pháp lý của Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU để hướng đến năm 2018 có hiệu lực. Điều này có nghĩa là 6 tháng cuối năm 2017 ngành dệt may Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động chuẩn bị tiến tới xâm nhập vào thị trường EU mới, nơi mà Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh khoảng 3% thị phần, với bệ đỡ của FTA- số dòng thuế đưa về 0% và giảm dần, có hiệu lực bắt đầu từ năm 2018 sẽ khiến cho EU trở thành một thị trường xuất khẩu có tiềm năng trong tương lai của Việt Nam.
Một vấn đề tác động lớn đến ngành dệt may trong năm 2017 còn là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0). Công nghiệp 4.0 với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn. Cuộc cách mạng này nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa, đối với ngành dệt may, một ngành có tính thời trang cao, có nhiều công đoạn sản xuất, công nghiệp 4.0 có thể thay thế 85% lao động dệt may của Việt Nam trong những công đoạn sản xuất gấp rút về mặt thời gian.
1.2.1.3. Những thách thức đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi mà ngành dệt may Việt Nam có được trong những năm qua, vẫn phải thừa nhận rằng để phát triển và tăng trưởng về lĩnh vực may mặc Việt Nam chúng ta còn gặp nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi gây cản trở và thách thức cho ngành sản xuất may mặc trong nước nói chung và đối với các doanh nghiệp kinh doanh dệt may nói riêng, các yếu tố cản trở và bất lợi đến từ bản thân nội tại ngành may mặc trong nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường bên ngoài.
Thứ nhất, tình hình kinh tế, tiêu dùng cho hàng dệt may trên thế giới không
mấy cải thiện nên dẫn đến tình trạng khó khăn của ngành dệt may. Năm 2016, do khó khăn chung của thị trường thế giới, tổng cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị
trường lớn đều giảm. Cụ thể, Mỹ giảm 4,74%, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 0,2%. Chỉ có thị trường Nhật Bản tăng nhẹ lên 3,6%. Trong khi đó dự báo, trong năm 2017, tổng nhu cầu dệt may thế giới sẽ vẫn tăng trưởng chậm sẽ là những tín hiệu đáng quan ngại đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, các sản phẩm dệt may nước ta phải cạnh tranh gay gắt với các đối
thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Các nước này đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng.
Thứ ba, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính hàng
dệt may của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất khẩu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro khi quá phụ thuộc vào thị trường này.
Thứ tư, một trong những khó khăn của ngành gặp phải là chi phí ngành ngày
càng cao liên quan đến vận tải lưu kho hàng lẻ, chi phí dịch vụ vận chuyển, cân trọng lượng container trước khi xuất khẩu của các hãng tàu nước ngoài bị đẩy lên cao bất hợp lý. Đặc biệt, việc Hãng vận tải biển Hanjin phá sản dẫn đến việc tăng giá thành vận chuyển đường biển trong thời gian tới, ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Hơn nữa, giá gia công ngành may trong 3 năm gần đây của các nước cạnh tranh với Việt Nam lại không tăng, điều này có tác động nghiêm trọng tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh may mặc trong nước, khiến cho các doanh nghiệp vừa phải cân đối chính sách đối với người lao động vừa phải ứng phó với những bất lợi về giá đến từ các nước cạnh tranh xuất khẩu may mặc.
Thứ năm, nguồn nhân lực ngành dệt may đang bị thiếu hụt, đặc biệt là nhân
lực chất lượng cao, như: quản trị may, thiết kế thời trang, kỹ sư chuyên ngành sợi, dệt nhuộm. Một số dự án của Tập đoàn và đơn vị thành viên gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động…