Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho TNG đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 115 - 117)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho TNG đến năm 2025

Từ những kết luận của chương 3 về cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu của TNG, tác giả đưa ra mô hình ma trận SWOT để giúp gợi ý cho TNG những chiến lược cạnh tranh cụ thể.

Bảng 4.1. Ma trận SWOT của TNG Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strenghts - S) S1: Uy tín, thương hiệu S2: Chất lượng sản phẩm S3: Lao động trẻ, năng động S4: Công nghệ may mặc hiện đại

Điểm yếu (Weaknesses- W)

W1: Năng suất lao động thấp, tay nghề nhân công thiết kế còn kém

W2: Chiến lược cạnh tranh không có sự khác biệt W3: Nguồn lực tài chính W4: Thị phần nội địa kém phát triển W5: Khả năng cạnh tranh về Giá bán thấp W6: Nguyên vật liệu phụ thuộc vào nước ngoài

Cơ hội (Opportunities - O)

O1: Có sự tham gia đầu tư của công ty cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài O2: Công nghệ sản xuất hàng may mặc trên thế giới phát triển

O3: Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (TPP)

O4: Nguồn nhân lực địa phương dồi dào O5: Nguồn vốn lớn tài trợ từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng

S/O

Chiến lược đầu tư dài hạn vào phát triển công nghệ

W/O

Chiến lược phát triển nhân sự về chất lượng

Chiến lược cạnh tranh về giá Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài

Thách thức (Threats - T)

T1: Người tiêu dùng trong nước chuộng các thiết kế của công ty ngoại hơn nội địa

T2: Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cho may mặc trong nước còn kém phát triển

T3: Sự cạnh tranh thu hút lao động từ các công ty đối thủ tiềm ẩn

T4: Sự đe dọa mất thị phần từ hàng hóa của nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ T5: Chi phí là rào cản thương mại đối với xuất khẩu

T6: Những yêu cầu khắt khe từ phía các đối tác

S/T

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

W/T

Chiến lược tập trung vào thị trường nội địa

Căn cứ vào ma trận SWOT, có thể hình thành những phương án chiến lược cho TNG như sau:

- Chiến lược đầu tư dài hạn vào phát triển công nghệ: Với uy tín, thương hiệu và năng lực sản xuất của mình, TNG có thể tận dụng nguồn vốn tài trợ lớn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng và những ưu đãi của chính phủ trong việc nhập khẩu nhữn dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại trên thế giới để nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng hàng may mặc cho công ty.

- Chiến lược phát triển chất lượng nhân sự: Thái Nguyên hiện nay là một trong những địa phương không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào mà chất lượng nguồn nhân lực cũng được đảm bảo do có nhiều đơn vị giáo dục chuyên môn tại địa phương, TNG có thể tận dụng cơ hội này để phát triển nhân sự theo chiều sâu.

- Chiến lược cạnh tranh về giá: Với các ưu đãi về các khoản thuế, phí cho ngành may mặc của chính quyền và địa phương khi nước ta tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, TNG có thể tận dụng cơ hội này để có những chính sách giảm giá, những chính sách ưu đãi cho khách hàng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc hay Ấn Độ.

- Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài: Hình thức FOB vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của TNG, cùng với những ưu đãi của nhà nước và được cung ứng một nguồn vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, TNG có thể tận dụng để phát triển các đơn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Đi đôi với sự đa dạng sản phẩm, TNG cần đẩy mạnh hoạt động thiết kế để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm khác biệt, có sức hút thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác.

- Chiến lược tập trung vào thị trường nội địa: Thị trường nội địa đã từ lâu bị đe dọa bởi các hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan, do vậy TNG cần xây dựng chiến lược tập trung vào phát triển thị trường nội địa để nâng cao vị thế của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)