Năng lực cạnh tranh về năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 83 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Năng lực cạnh tranh về năng suất lao động

Năng suất lao động biểu thị cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và là một trong những yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh. Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công nghệ sản xuất, người lao động, trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất…

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả chỉ so sánh năng suất lao động của TNG so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Dệt may Thành Công.

Bảng 3.11. Năng suất lao động của TNG so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Dệt may Thành Công Năm TNG Dệt may Thành Công (TCM) Doanh thu (Tỷ đồng) Số lao động (người)

Năng suất lao động bình quân (triệu/người/năm) Doanh thu (Tỷ đồng) Số lao động (người)

Năng suất lao động bình quân (triệu/người/năm)

2014 1,377 8,421 164 2,571 4,763 540

2015 1,924 9,313 207 2,792 4,920 567

2016 1,888 10,600 178 3,072 6,288 488

Nguồn: Báo cáo thường niên của các công ty

Nhận xét:

Qua số liệu thu thập được ở trên có thể nhận thấy năng suất lao động của cả 2 công ty TNG và Dệt may Thành Công đều không ổn định, có sự tăng giảm lên xuống qua 3 năm. Tuy nhiên tổng quan chung năng suất lao động của TNG luôn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành, mặc dù số lượng lao động của TNG luôn có xu hướng lớn hơn gần gấp đôi soi với Dệt may Thành Công, thế nhưng so về doanh thu đạt được thì TNG lại thấp hơn rõ rệt, đây là một trong những mặt yếu kém của TNG mà cần khắc phục, nguyên nhân của hiện tượng này là chính là do tính kỷ luật và ý thức người làm việc của người lao động trong TNG còn nhiều bất cập và hạn chế. Nếu TNG không sớm khắc phục được

điều này thì khả năng cạnh tranh của TNG sẽ còn kém đối thủ cạnh tranh rất nhiều trong tương lai.

Theo báo cáo thống kê của ngành may mặc Việt Nam qua 3 năm, năng suất lao động trung bình toàn ngành may Việt Nam đạt tương ứng năm 2014 là 158 triệu/người/năm, năm 2015 là 209 triệu/người/năm, năm 2016 là khoảng 250 triệu/người/năm, như vậy có thể thấy chỉ có năm 2014 TNG có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động trung bình toàn ngành, còn lại 2 năm 2015 và 2016 TNG đều có xu hướng thấp hơn năng suất lao động trung bình toàn ngành, đây là dấu hiệu cho thấy TNG gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết cải thiện năng suất cũng như chất lượng lao động tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)