6. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân
* Về nhân lực
Hoạt động thiết kế sản phẩm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm của công ty còn chưa phong phú. Tuy đã đầu tư song đội ngũ thiết kế của tổng công ty chưa thật sự chuyên nghiệp và còn mỏng chưa tương xứng với đòi hỏi của thị trường. Mặc dù tổng công ty đã thành lập ban thiết kế thời trang nhưng hiện nay tính chuyên nghiệp chưa cao, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, số sản phẩm do công ty tự thiết kế còn nhiều hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc.. .Việc không nắm bắt thông tin thị trường, không hiểu rõ thị hiếu khách hàng của người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của TNG.
Thu nhập trung bình của người lao động so với mặt bằng chung của ngành còn thấp, chưa giúp người lao động có thể an tâm làm việc không cần lo lắng đến tiền sinh hoạt.
Năng suất lao động tuy là cao trong ngành nhưng nếu so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Dệt may Thành Công và các nước khác như Trung Quốc thì vẫn còn thấp. Năng suất lao động chưa cao nguyên nhân có thể do trình độ của công nhân hoặc do điều kiện máy móc thiết bị cũng còn hạn chế. Tuy nhiên với dây chuyền sản xuất hiện đại của mình, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do công nhân của công ty chưa có khả năng phản xạ với các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất bởi sự thiếu thốn trong việc đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật cũng như tính sáng tạo còn hạn chế phát huy. Hơn nữa, tinh thần làm việc cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động, ý thức làm việc kém thì năng suất lao động
* Về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của TNG phần lớn tương đồng với các công ty may mặc khác, điều này làm giảm tính tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Đồng thời hiện nay TNG chưa xây dựng một chiến lược dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa cũng như để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
* Về tài chính
TNG đang kinh doanh trên cả hai thị trường là quốc tế và nội địa. Trên thị trường quốc tế, hiện nay TNG đã có được rất nhiều đơn hàng với số lượng lớn do đảm bảo về máy móc thiết bị để thực hiện. Đối với thị trường nội địa, mục tiêu mà TNG đặt ra là mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Mặc dù tài chính của TNG là khá mạnh trong ngành may mặc, tuy nhiên, để mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm cũng như mở rộng kệnh phân phối trên thị trường trong nước thì nhu cầu về vốn đối với công ty là rất lớn. Do vậy, trong thời gian tới công ty sẽ cần huy động một lượng vốn lớn dành cho phát triển thị trường nội địa và các ngành kinh doanh khác.
* Về phát triển thị phần và quản trị hệ thống kênh phân phối
TNG chiếm một thị phần tương đối nhỏ trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở thị trường miền Bắc mà chủ yếu là Hà Nội (chiếm trên 70% thị trường tiêu thụ trong cả nước), trong khi các thị trường ở miền Nam và miền Trung là những thị trường đầy tiềm năng thì hoạt động tiêu thụ vẫn còn hạn chế và bị bỏ ngỏ. Vì vậy trong thời gian tới, TNG cần tích cực hơn trong việc mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình.
* Về sản phẩm
Đối với vấn đề đa dạng hóa sản phẩm, mặc dù tổng công ty đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhưng chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, nhiều sản phẩm mẫu mã chưa có đặc trưng nổi bật để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước khi mà những yêu cầu của họ ngày càng được nâng lên.
Đối với giá bán sản phẩm, TNG mới chỉ chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng, chưa quan tâm nhiều đến khả năng cạnh tranh về giá nên nhìn chung giá của các sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh. Trong tình hình hiện nay khi hàng Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa với giá cả thấp thì đây sẽ là nhân tố quan trọng.
* Về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Nguyên nhân là do hiện nay, ngành công nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu, ngành công nghiệp thiết kế thời trang phát triển không tương xứng với ngành may dẫn đến những hạn chế lớn cho các doanh nghiệp may. Vì vậy, TNG có thể sẽ gặp phải rủi ro khi nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc cung ứng nguyên liệu đầu vào có phần hạn chế.
Kết luận chương 3
Sau quá trình phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của TNG, nghiên cứu này đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TNG để thấy được bức tranh tổng quan về TNG trong giai đoạn 2014-2016.
Thứ hai, phân tích môi trường bên ngoài và bên trong để xem xét toàn diện sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong tới năng lực cạnh tranh của TNG, trong đó hình thành ma trận EFE và IFE để đánh giá TNG có mức độ phản ứng với các thay đổi, kết quả thu được với điểm số của TNG cao hơn mức trung bình chứng tỏ TNG phản ứng tốt với những sự thay đổi cả về tác động tích cực và tác động tiêu cực, đây là cơ sở để hình thành nên các chiến lược cạnh tranh theo hướng phát triển cho TNG ở chương 4.
Thứ ba, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của TNG có sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh để đưa ra cơ sở cho phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, kết quả nghiên cứu cho thấy TNG có điểm số đánh giá gần với mức trung bình, mặc dù được đánh giá cao hơn so với hai đối thủ khác là May Sài Gòn và May Nhà Bè nhưng nhìn chung các điểm số vẫn thấp hơn đối thủ cạnh tranh là Công ty may Thành Công, như vậy có thể thấy TNG vẫn còn có nhiều yếu điểm và cần có những giải pháp để khắc phục điều này.
Chương 4
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG THÁI NGUYÊN