Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

1.2.2.1. Kinh nghiệm thực tế tại Công ty May An Phước (có trụ sở tại 100/11-12, An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, Hồ Chí Minh)

Công ty An Phước đã rất thành công khi dựa vào thương hiệu Pierre Cardin nhằm thu hút tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của khách hàng đồng thời đưa đến tay

người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao hơn. Công ty hiện là nhà sản xuất độc quyền thương hiệu này và thông qua thương hiệu ấy, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm An Phước. Với sự cẩn trọng trong từng đường kim mũi chỉ, chi tiết với từng sản phẩm, Công ty đã khẳng định mình với dòng sản phẩm thời trang cao cấp thể hiện sự sang trọng, lịch lãm, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cùng với những gam màu đầy cá tính. Nhưng không giống với các thương hiệu thời trang khác, thường phân phối sản phẩm thông qua đại lý, Công ty An Phước chủ động thuê cửa hàng rồi cử nhân viên của Công ty đảm nhiệm. Tất cả các cửa hàng do Công ty tổ chức thiết kế thống nhất từ bảng hiệu, nội thất kể cả đồng phục nhân viên đều dựa trên màu sắc qui định của Công ty. Với hình thức mở rộng này, đã mang sản phẩm do Công ty An Phước sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách trực tiếp, từ đó, có thể lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác.

Ngoài ra, khi được tặng, biếu sản phẩm của An Phước nhưng không ưng ý về màu sắc hay kích thước, người tiêu dùng có thể mang tới bất kỳ cửa hàng nào của công ty để đổi sản phẩm khác trong thời hạn một tháng với điều kiện chưa qua sử dụng. Không chỉ có vậy, với những khách hàng quen thuộc, nếu cần chỉnh sửa lại sản phẩm cho phù hợp hơn với vóc dáng của mình cũng sẽ được Công ty nhanh chóng đáp ứng.

Không chỉ tập trung vào phát triển thương hiệu để khai thác thị trường trong nước, hiện Công ty An Phước còn tiếp tục đầu tư để sản xuất gia công mặt hàng giày thể thao, quần áo trẻ em cao cấp, đồ lót xuất đi thị trường Nhật, EU... Những sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường đã giúp gần 3.000 công nhân có công ăn việc làm ổn định đồng thời cũng góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

1.2.2.2. Kinh nghiệm thực tế tại Công ty May Nhà Bè (địa chỉ tại số 4, Đường Bến Nghé, Tân Thuận Đông, Hồ Chí Minh, Tân Thuận Đông)

Công ty cổ phần may Nhà Bè được thành lập từ năm 1975, sau 30 năm hình thành và phát triển, công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Tháng 5/2005, Công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè. Cũng trong giai đoạn này Công ty đã triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân. Mục tiêu hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơ mi cao cấp, có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Đến nay, Công ty CP May Nhà Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston.

Công ty đã xây dựng các tiêu chí sau: xây dựng thương hiệu dựa vào nguồn lực bên trong bao gồm máy móc thiết bị, đội ngũ lao động có trình độ cao, tạo nên những sản phẩm tốt nhất và khác biệt hóa so với các đối thủ cùng ngành và phục vụ khách hàng với hoạt động marketing chuyên nghiệp, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, phát triển toàn diện, có trọng tâm với dòng sản phẩm chủ lực nhằm hướng đến thị trường mục tiêu, không ngừng sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty đã đạt được những thành công nhất định như: doanh thu ngày càng gia tăng, nhận được nhiều huân chương khen thưởng cấp nhà nước, nằm trong số một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn của chương trình Thương hiệu quốc gia do Bộ Công thương chủ trì, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May - Da giày Việt Nam, Sao Vàng Đất Việt nhiều năm liền, Hàng Việt Nam chất lượng cao,... Ngày nay, Công ty cổ phần May Nhà Bè là một trong những doanh nghiệp mạnh trong ngành may mặc của Việt Nam.

1.2.2.3. Kinh nghiệm thực tế tại Công ty May Việt Tiến (dịa chỉ tại số 7 Lê Minh Xuân,

phường 8, Tân Bình, Hồ Chí Minh)

Mặt hàng chủ lực của công ty May Việt Tiến là sơ mi, jacket, quần âu, quần kaki... Hiện nay nhãn hiệu Việt Tiến đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong làng thời trang dành cho nam giới tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, công ty cũng gia công các sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu của các công ty nổi tiếng như Nike, Otto, JC Penny, Decathlon để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2002-2004, công ty May Việt Tiến đã giành gần 240 tỷ đồng để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, như công nghệ sản xuất áo veston của

Mỹ, hệ thống ráp áo sơ mi tự động của Italy, thuê chuyên gia thiết kế mẫu người nước ngoài. Chính sách chất lượng cũng là yếu tố quan trọng và được quan tâm hàng đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của công ty. Ngoài việc đổi mới công nghệ, công ty cũng tập trung hoàn thiện các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9002, SA 8000 nhằm đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Tất cả các khâu sản xuất sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi hoàn tất và đóng gói xuất xưởng.

Do nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài nên để chủ động cho việc sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, công ty May Việt Tiến đã tiến hành tham gia vào chuỗi liên kết doanh nghiệp sợi-dệt-nhuộm- may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (TCM).

Đối với thị trường xuất khẩu, công ty tiến hành phân loại khách hàng theo một số loại thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Asean và có cơ chế quản lý sát với thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp và giao hàng đúng hẹn.

Với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Mỹ và một số thị trường các nước trong khối Asean là bước tiến quan trọng khởi đầu cho chiến lược xây dựng thương hiệu Việt Tiến tại thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng uy tín thương hiệu thông qua việc khẳng định chất lượng sản phẩm. Từ đó từng bước thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính của công ty.

Như vậy mặc dù công ty May Việt Tiến tiêu thụ sản phẩm phần lớn trong thị trường nội địa nhưng công ty đã rất thành công trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và xây dựng được thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nội địa và có các chiến lược phù hợp để vươn ra thị trường quốc tế.

1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các doanh nghiệp may mặc, ta có thể rút ra bài học nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

- Xây dựng đội ngũ quản lý cấp cao có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực sản xuất; đội ngũ quản lý kỹ thuật am hiểu quy trình sản xuất, hệ thống vận hành trong công ty, tiếp cận được và tiếp thu tốt các phương cách quản lý hiện đại.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo, có khả năng phối hợp, giải quyết, xử lý công việc.

- Đề cao sáng kiến cải tiến, xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng sáng kiến cải tiến nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.

- Tập trung ở bộ phận nghiên cứu và phát triển và khâu phân phối sản phẩm, sáng tạo tìm ra các sản phẩm khác biệt hóa sản phẩm; sản phẩm phải chất lượng hoặc phải có dịch vụ tốt, khác biệt với sản phẩm của đối thủ; chi phí thấp (giá cả tốt): sản phẩm phải dẫn đầu về chi phí; khai thác thị trường ngách.

- Chú trọng tăng cường tăng cường thêm sức mạnh về cơ sở vật chất, năng lực sản xuất, đặc biệt là rất chú trọng tạo cho mình một thương hiệu riêng, với những đặc thù riêng, tạo nhiều đẳng cấp và phong thái khác nhau cho từng dòng sản phẩm.

Kết luận chương 1

Trong nội dung chương 1, tác giả đã tổng quát hóa thực trạng ngành dệt may Việt Nam để thấy rõ những cơ hội và thách thức chung của ngành Dệt may trong giai đoạn tới. Vấn đề trọng tâm nhất đó là việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới không chỉ mở ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mà còn mang lại rất nhiều thách thức đòi hỏi tự thân doanh nghiệp phải ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra khung lý thuyết toàn diện về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các mô hình xác định yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cũng như một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh cơ bản, điều đáng chú ý nhất là tác giả đã khái quát các quan điểm về cạnh tranh về một khái niệm chung nhất từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung chương sau. Ngoài ra, cùng với kinh nghiệm mà tác giả đúc rút từ các doanh nghiệp may mặc khác trong cùng ngành nghề, tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm đặc thù để xây dựng phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho TNG trong thời gian tới.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của TNG Thái Nguyên, tác giả hình thành một số câu hỏi nghiên cứu nhằm định ra phương hướng tiến hành nghiên cứu, từ đó tác giả xác định nội dung nghiên cứu cần thực hiện những yêu cầu cụ thể sau:

Thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên?

Nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên?

Giải pháp nào để Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG nâng cao năng lực cạnh tranh?

2.2. Quy trình nghiên cứu

Luận văn thực hiện quy trình nghiên cứu theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả sử dụng các căn cứu lý thuyết và kinh nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh

Cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh Thu thập thông tin Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng

lực cạnh tranh

Xây dựng bảng hỏi

Điều tra thứ cấp

Điều tra sơ cấp Phân tích định lượng Thu nhận kết quả

Viết báo cáo Xây dựng quy trình và các phương pháp nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7 8

nghiệp, các yếu tố đó bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, môi trường ngành và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành thiết kế phiếu điều tra, trực tiếp phát phiếu điều tra tới khách hàng và cán bộ làm việc trong TNG Thái Nguyên, sau đó thu thập lại và lưu giữ để phân tích định lượng sự đánh giá của các bên liên quan về năng lực cạnh tranh của TNG Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Loại dữ liệu: Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp đã được công bố. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng công cụ phiếu điều tra (bảng hỏi) để thu thập, với cách thu thập này, dữ liệu thu được mang tính chính xác và phản ánh khách quan sự đánh giá của người được điều tra đối với đối tượng nghiên cứu.

Đối với dữ liệu thứ cấp, đây là loại số liệu đã được công bố từ các kết quả nghiên cứu thu thập trước đố để lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn dữ liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí khoa học, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu tìm kiếm trên các trang mạng internet.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố của ngành dệt may Việt Nam, của các công ty dệt may trong nước.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật, sắp xếp, xử lý bằng công cụ phần mềm Microsoft Excel 2007; và tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị theo các tiêu thức nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.3.1. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phương pháp này cho phép nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Phương pháp dãy số thời gian có hai tác dụng chính sau: Thứ nhất, cho phép nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Từ đó, chúng ta có thể đề ra định hướng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm và so sánh về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.

2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Sau khi thu thập thông tin và số liệu, bao gồm cả số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel, spss, stata,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)