Chiến lược kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 57 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Chiến lược kinh doanh của Công ty

Chiến lược chung: Chiến lược phát triển của công ty đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là chuyển dần từ sản xuất gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới sang sản xuất và phân phối tiêu thụ bằng sản phẩm mang thương hiệu thời trang TNG, lộ trình thực hiện như sau:

Thứ nhất, tập trung phát triển ngành nghề cốt lõi dệt - may: Nâng cao năng lực sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm chính; nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến tốc độ giao hàng; quản lý chi phí sản xuất; đào tạo và phát triển lực lượng nhận sự kế thừa. Phát triển nhà ở xã hội, trước hết là ưu tiên cán bộ công nhân viên công ty.

Thứ hai, tiếp tục mở rộng kênh phân phối sản phẩm mang thương hiệu TNG tới tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc và tiến tới mở tới các nước trong công đồng ASEAN rồi tới thị trường Mỹ và EU. Hiện nay công ty đã có trên 40 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm tại hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc và đang tiếp tục mở ra ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Thứ ba, mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng các chi nhánh nhà xưởng mới nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.

Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu đầu tư thêm các sản phẩm phụ trợ ngành may như sản phẩm bông, bao bì và phụ liệu may, nhà ở xã hội cho công nhân và cụm công nghiệp nhỏ phục vụ cho xây dựng nhà máy và kinh doanh thêm hạ tầng cụm công nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới công tác quản trị công ty bằng phần mềm ERP

Chiến lược khách hàng: Giữ ổn định các khách hàng truyền thống và lựa chọn để hợp tác với các khách hàng mới có thương hiệu toàn cầu. Hiện nay TNG sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như: ZARA, MANGO, GAP, C&A, CK, TCP, Columbia,Walmart, Marks&Spencer, Target, Decathlon, JCPenney, The Children Place… Mục tiêu lâu dài mà TNG hướng đến là bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận. Dịch chuyển sang phương thức bán hàng FOB, ODM. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại.

Chiến lược thị trường: Từng bước nâng cao thị phần nội địa của thương hiệu thời trang “TNG Fashion”, phấn đấu trong 10 năm tới thương hiệu thời trang TNG

được xếp trong “TOP 10 thương hiệu hàng thời trang hàng đầu Việt Nam”, được Người Việt Nam tin dùng. Trong những năm tới, TNG Thái Nguyên phấn đấu cổ phiếu của công ty được xếp trong nhóm HNX 30 Index (TOP 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)