Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần

Thị trường ngày nay ngày càng phong phú thì cũng đi kèm với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn sẽ có sức ảnh hưởng đáng kế đối với một thị trường. Để có cơ sở so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của TNG, tác giả đã đưa vào bảng so sánh thêm hai doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh may mặc là công ty Dệt may Thành Công (TCM) và công ty Dệt may Sài Gòn - Garmex Sài Gòn (GMC).

Công ty CP Dệt may Thành Công (viết tắt là TCM) có trụ sở chính tại: 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Dệt may Thành Công có vốn góp của chủ sở hữu tính tới thời điểm này là gần 500 tỷ đồng, với tổng số nhân viên hiện nay là 6.288 (người), Dệt may Thành Công là một công ty lớn có uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực may mặc Việt Nam.

Công ty Dệt may Sài Gòn (viết tắt là GMC) có trụ sở chính tại 213 Hồng Bàng, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh. Dệt may Sài Gòn có số vốn điều lệ hiện nay gần 117 tỷ đồng là một trong những công ty may mặc lớn trong nước.

Bảng 3.8. Quy mô thị trường may mặc trong nước, so sánh doanh thu của TNG so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm Quy mô thị trường may mặc trong nước Doanh thu của TCM Doanh thu của GMC TNG DT Tỷ trọng % DT Tỷ trọng % DT % so với thị trường % so với TCM % so với GMC 2014 52,000 2,571 4.9 1,409 2.7 1,377 2.6 53.6 98 2015 64,000 2,792 4.4 1,502 2.3 1,924 3.0 68.9 128 2016 (Ước tính) 75,000 3,072 5.1 1,611 2.1 1,888 2.5 49.7 118

Nhận xét:

Thị phần của TNG so với quy mô nhu cầu thị trường và Dệt may Thành Công chưa ổn định. Từ năm 2014 đến năm 2015 tỷ trọng doanh thu so với thị trường tăng lên nhưng đến năm 2016 các con số này lại có chiều hướng giảm xuống. So với quy mô thị trường may mặc nội địa, thị phần của Công ty TNG chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, thấp nhất là năm 2014 là 2.6%, và cao nhất năm 2015 cũng chỉ có 3.0%, sang năm 2016 con số này giảm xuống còn 2.5%. Như vậy, đối với thị trường trong nước, tuy công ty đã đầu tư và có sự quan tâm chú trọng song quy mô tại thị trường này vẫn còn nhỏ, khiêm tốn. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh về sản phẩm may mặc của công ty vẫn chưa mạnh và cần phải cố gắng hơn nữa.

Để xác định đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của TNG là rất khó, do vậy tác giả lựa chọn 2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề may mặc và đều lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (của Vietnam Report) để so sánh, đó là Công ty may Sài Gòn và Công ty cổ phần Dệt may Thành Công

Doanh thu của hai công ty đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn 2014 - 2016 đều có xu hướng tăng. So với May Sài Gòn, năm 2014 doanh thu của TNG thấp hơn (bằng 98%), tuy nhiên sang năm 2015 và 2016, doanh thu của TNG vượt lên bằng 128% và 118% so với May Sài Gòn, chứng tỏ TNG có sự đầu tư nhằm cải tiến vị trí trên thị trường, trong khi đó May Sài Gòn không có nhiều sự thay đổi. Và chính nhờ sự chú trọng này mà sang năm 2015, thị phần của TNG tiếp tục tăng cao, mặc dù doanh thu của TNG có phần giảm sút nhưng so với May Sài Gòn thị phần của TNG vẫn cao hơn.

May Thành Công là một công ty có thế mạnh về thị trường trong nước. Công ty luôn chiếm một thị phần rất cao, và trong cả ba năm 2014, 2015 và 2016 doanh thu của TNG luôn thấp hơn so với May Thành Công, trong 2 năm 2014 và 2015 tương ứng có thể thấy doanh thu của TNG chỉ bằng 53.6% và 68.9% so với May Thành Công, mặc dù sang năm 2016 con số này có giảm xuống còn 49.7% nhưng vẫn là rất cao. Điều đó cho thấy Dệt May Thành Công chính là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của TNG trên thị trường nội địa.

Ngoài ra, để xem xét năng lực cạnh tranh của TNG tác giả so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu của TNG so với tốc độ tăng trưởng trung bình toàn ngành qua các năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của TNG năm 2015 là 40% cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành là 23%, đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng của TNG có phần suy giảm 2% trong khi đó quy mô thị trường nội địa chung của ngành vẫn đạt mức tăng trưởng là 17%. Do đó, xét trên mặt bằng chung toàn thị trường nhận thấy tốc độ tăng trưởng của TNG giảm sút đáng kể và sẽ tạo thành bất lợi cho TNG trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay.

Như vậy, dù xét về thị phần tương đối hay tuyệt đối thì tốc độ tăng trưởng thị phần còn thấp, chưa có sự ổn định (từ năm 2014 đến 2016 lúc giảm lúc tăng). TNG muốn cạnh tranh trong nước thì cần phải đầu tư hơn nữa để mở rộng thị phần của mình, vì hiện này công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính thì thị phần còn nhiều hạn chế mà đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Dệt may Thành Công thị phần chỉ bằng chưa đến một nửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)