Năng lực cạnh tranh về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 84 - 86)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Năng lực cạnh tranh về tài chính

Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được trong một đơn vị doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này cao chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp tốt, sức sinh lời từ nguồn lực hiện có lớn.

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đưa ra các chỉ số tài chính của năm gần nhất được công bố để so sánh tình hình khả năng cạnh tranh về tài chính của TNG so với các công ty đối thủ khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những công ty được chọn để so sánh gồm có: TNG, Dệt may Thành Công, May Sài Gòn và May Nhà Bè.

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu tài chình của TNG so với đối thủ cạnh tranh năm 2015

Chỉ số TNG TCM GMC NPS Trung bình

toàn ngành Hệ số khả năng sinh lời

Tỷ suất LNST/VKD (ROA) 4.42 6.12 8.18 0.48 4.80

Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) 16.66 17.14 26.38 1.10 17.32

Hệ số cơ cấu chi phí

GVHB/ DTT 81.86 84.73 83.35 85.76 83.93

Chi phí bán hàng / DTT 1.91 3.08 2.34 2.52 2.46

Chú thích tên công ty viết tắt:

- TCM: Công ty CP Dệt may Thành Công có trụ sở tại 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

- GMC: Công ty CP May Sài Gòn có trụ sở tại 213 Hồng Bàng, Quâ ̣n 5, TP. Hồ Chí Minh.

- NPS: Công ty CP May Phú Thịnh - Nhà Bè có trụ sở tại 13A Tống Văn Trân, Phường 5, quận 11, TP HCM

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy rõ ràng TNG có hệ số khả năng sinh lời cao hơn May Nhà Bè nhưng lại có hệ số thấp hơn của Dệt may Thành Công, May Sài Gòn, như vậy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh của TNG là chưa tốt, còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Nguyên nhân có thể là do TNG đang tập trung vốn vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, những nhà máy mới của TNG hiện nay mới chỉ đi vào hoạt động một thời gian ngắn, chưa thể đạt tới mức công suất cực đại, chính vì vậy trong ngắn hạn tỷ suất sinh lời của TNG hiện nay vẫn còn thấp hơn so với nhiều doanh nghiệp khác trong ngành nhưng về dài hạn hệ số này sẽ còn được kỳ vọng tăng cao hơn.

Ngoài ra, hệ số GVHB/DTT và Chi phí bán hàng/DTT của TNG hiện nay là thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác, bên cạnh đó hệ số Chi phí quản lý doanh nghiệp/DTT mặc dù thấp hơn so với May Sài Gòn và May Nhà bè nhưng vẫn còn khá cao, nhất là cao hơn so với Dệt may Thành Công gần gấp 2 lần. Điều đó chứng tỏ TNG quản lý chi phí gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tốt, nhất là trong điều kiện lợi nhuận vẫn còn thấp hơn so với nhiều đối thủ khác thì điều này cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của TNG còn yếu kém. Mặt khác, hệ số Chi phí bán hàng /DTT là thấp cho thấy nguyên nhân của việc giảm doanh thu của TNG cũng có thể là do công tác quản lý bán hàng còn gặp nhiều khó khăn, do vậy trong thời gian tới muốn nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phát triển thị phần TNG cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng hơn nữa.

So sánh với toàn ngành có thể thấy các chỉ số tỷ suất lợi nhuận và hệ số cơ cấu chi phí của TNG đều thấp hơn trung bình chung toàn ngành may mặc Việt Nam, nếu như hệ số khả năng sinh lợi thấp cho thấy yếu điểm của TNG trong việc sử dụng vốn

kinh doanh và vốn chủ sở hữu để thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì bên cạnh đó TNG lại có điểm mạnh trong việc quản lý chi phí so với doanh thu thuần, tất cả các khoản mục hệ số chi phí so với doanh thu đều thấp hơn chỉ số trung bình toàn ngành, như vậy trong hoạt động tài chính TNG vừa có đặc điểm bất lợi nhưng cũng có những đặc điểm thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)