Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.3.1. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phương pháp này cho phép nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Phương pháp dãy số thời gian có hai tác dụng chính sau: Thứ nhất, cho phép nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Từ đó, chúng ta có thể đề ra định hướng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm và so sánh về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.

2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Sau khi thu thập thông tin và số liệu, bao gồm cả số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel, spss, stata,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung bình tác giả sẽ xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như điểm trung bình chung mức độ phản ứng với các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.

2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng

trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kết hợp phương pháp chuyên gia cùng với việc trả lời bảng hỏi để mang lại kết quả đánh giá khách quan nhất.

Tác giả tiến hành thu thập và chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: Cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty TNG về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thương hiệu uy tín của TNG, trình độ công nghệ sản xuất, các chỉ tiêu kinh tế, trình độ nhân lực, mạng lưới các kênh phân phối,…

2.2.3.5. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT

Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT là việc xây dựng ma trận các phương án chiến lược kết hợp giữa điểm mạnh - điểm yếu của doanh nghiệp và cơ hội - thách thức của doanh nghiệp, sau đó lựa chọn ra những phương án chiến lược tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)