Một số kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 135 - 147)

6. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Một số kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam

Một nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành may là sự bất cập giữa ngành dệt, công nghiệp phụ trợ với ngành may. Để có được một chiếc áo cần qua năm công đoạn: bông - sợi - dệt - nhuộm - may, tuy nhiên nước ta chỉ có thế mạnh trong khâu sợi và may, yếu kém trong khâu bông, dệt và nhuộm. Chính vì lý do đó, như đã đề cập nhiều, phần lớn nguyên phụ liệu chúng ta đều phải nhập khẩu. Vì vậy Tập đoàn dệt may nên chủ động có chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt và công nghiệp phụ trợ một cách có trọng điểm để đủ khả năng đáp ứng nguyên liệu cho ngành may. Đầu tư cho ngành dệt đòi hỏi nguồn đầu tư rất lớn, nhưng một trong những việc có thể thực hiện được đó là đầu tư cho ngành công nghiệp phụ liệu: sản xuất khuy, khóa, cúc, chỉ,...

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và TNG nói riêng. Đồng thời Hiệp hội cũng phải thực hiện tốt vai trò là cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện về số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.

Đồng thời Hiệp hội nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO), dự án Sông Mekong (MPDF), tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ), tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), cũng như với các tổ chức nước ngoài có liên quan để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Hy vọng rằng trong tương lai với sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Tập đoàn dệt may Việt Nam, của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và của Nhà nước, ngành may mặc sẽ đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng, thực sự trở thành ngành có vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, nhằm thực hiện được các định hướng và mục tiêu phát triển của TNG, tác giả đã chỉ ra 2 nhóm giải pháp cho công ty, một là giải pháp chiến lược tổng thể để TNG lựa chọn được hướng đi riêng trong giai đoạn mới, hai là nhóm các giải pháp mang tính tác nghiệp như giải pháp về nhân sự, giải pháp về tài chính, giải pháp về sản phẩm,… để TNG có thể kết hợp thực hiện trong quá trình thực hiện các giải pháp chiến lược tổng thể đã nêu.

KẾT LUẬN CHUNG

Nhìn chung luận văn đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tập trung phân tích năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên. Cụ thể, luận văn đã làm rõ được hai vấn đề:

1. Về lý luận

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các mô hình và chỉ tiêu phân tích năng lực cạnh tranh, qua đó tác giả đã ứng dụng thành công các ma trận EFE, CIM, IFE để từng bước đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Thương mại và Đầu tư TNG Thái Nguyên.

2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu, thực trạng năng lực cạnh tranh của TNG đã được phản ánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản đó là mức độ phản ứng với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và khả năng đối phó với những thay đổi của yếu tố bên trong, theo đó TNG phản ứng khá tốt với những biến động của môi trường vĩ mô và môi trường ngành, nhưng bên cạnh đó năng lực cạnh tranh nội tại của TNG được đánh giá còn yếu. So với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, TNG có khả năng cạnh tranh ở mức độ trung bình khá, nghĩa là thấp hơn Công ty Dệt may Thành Công nhưng lại cao hơn hai doanh nghiệp may mặc khác là Nhà Bè và May Sài Gòn. Từ việc xác định khả năng cạnh tranh kết hợp với quá trình phân tích tỉ mỉ các hoạt động chính của công ty, tác giả đã hình thành nên những giải pháp giúp cho TNG cải thiện được năng lực cạnh tranh trong tương lai, những giải pháp đó đều mang tính ứng dụng cao và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, khi thực hiện các giải pháp này cần phải thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ như giải pháp về nhân sự, giải pháp về tài chính, giải pháp về marketing và giải pháp về sản phẩm.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, lãnh đạo cũng như các thầy cô giáo để giúp tác giả hoàn thiện luận văn hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quốc Dũng (2007), "Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục tiêu hướng tới", Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 9, trang 29 -31. 2. Bùi Trung Dũng (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may Đức

Giang trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 3. Đỗ Văn Dũng và cộng sự (2010), Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các

doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Thương mại.

4. Dương Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

5. Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ. Đại học Thương Mại.

7. Phạm Thị Thu Hương (2000), Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 8. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335, trang 41-45.

9. Lê Văn Tâm (2008), Giáo trình Quản trị chiến lược, Hà Nội, NXB Thống kê. 10. Công ty CP Dệt may Thành Công (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả sản

xuất kinh doanh và bản cáo bạch năm 2013, 2014, 2015, Hà Nội.

11. Công ty may Nhà Bè (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và bản cáo bạch năm 2013, 2014, 2015, Hà Nội.

12. Công ty CP đầu tư thương mại TNG (2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính 2013, 2014, 2015, Thái Nguyên.

13. Nguyễn Hải Trung (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ.

14. Đào Văn Tú (2010), Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam,

Hà Nội: Nhà xuất bản lao động - Xã hội.

15. Hồ Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (nghiên cứu điển hình ngành dệt may),

Luận án tiến sĩ. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

16. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU, Luận án tiến sĩ. Trường đại học kinh tế quốc dân.

17. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM.

18. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của Công ty, Hà Nội: Nhà xuất bản thế giới.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT THAM KHẢO Ý KIẾN

Kính thưa quý anh/chị, tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên, hiện nay tôi đang tìm kiếm thông tin để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp May mặc Việt Nam.

Kính mong anh/chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời giúp tôi bảng hỏi dưới đây, cách thức trả lời là tích dấu (X) vào ô điểm mà phù hợp với ý kiến của anh/chị.

Chúng tôi cam đoan các thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp và không dùng vào bất cứ mục đích khác.

Câu hỏi 1: Xin anh/chị cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài sau ảnh hưởng như nào tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc:

Với các mức độ sau:

1 2 3 4 5

Rất ít ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

STT Các yếu tố Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1. Tự do hóa thương mại

2. Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu 3. Thị trường tài chính

4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5. Thu nhập người dân

6. Quy mô dân số

7. Xu hướng tiêu dùng của xã hội 8. Công nghệ sản xuất

STT Các yếu tố Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

10. Công nghệ thông tin

11. Phát triển hệ thống cung cấp nguyên phụ liệu

12. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới

13. Khả năng xuất hiện sảm phẩm thay thế

14. Uy tín thương hiệu 15. Thị phần

16. Chất lượng sản phẩm 17. Mạng lưới phân phối 18. Kiểu dáng, mẫu mã 19. Khả năng cạnh tranh giá 20. Nguồn vốn lớn, ổn định 21. Khả năng thanh toán nhanh 22. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

(ROA)

23. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 24. Trình độ công nghệ

25. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 26. Trình độ tay nghề người lao động

Câu hỏi 2: Xin anh/chị cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong sau ảnh hưởng như nào tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc:

Với các mức độ sau:

1 2 3 4 5

Rất ít ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

STT Các yếu tố Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5 1. Hoạt động marketing 2. Hoạt động bán hàng 3. Chất lượng sản phẩm 4. Kiểu dáng mẫu mã 5. Đa dạng sản phẩm 6. Uy tín thương hiệu 7. Năng lực tài chính 8. Năng lực R&D

9. Trình độ chuyên môn của nhân viên 10. Năng lực quản trị

11. Năng lực sản xuất 12. Công nghệ sản xuất

13. Tinh thần làm việc của người lao động 14. Thu nhập của người lao động 15. Quan hệ hợp tác

16. Văn hóa công ty

PHIẾU KHẢO SÁT THAM KHẢO Ý KIẾN

Kính thưa quý anh/chị, tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên, hiện nay tôi đang tìm kiếm thông tin để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp May mặc Việt Nam.

Kính mong anh/chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời giúp tôi bảng hỏi dưới đây, cách thức trả lời là tích dấu (X) vào ô điểm mà phù hợp với ý kiến của anh/chị

Chúng tôi cam đoan các thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp và không dùng vào bất cứ mục đích khác.

Câu hỏi 1: Xin anh/chị cho biết mức độ phản ứng của TNG đối với những sự thay đổi của các yếu tố sau:

Với các mức độ sau:

1 2 3 4

Kém Trung bình Khá Mạnh

STT Các yếu tố Mức độ phản ứng

1 2 3 4

1. Tự do hóa thương mại

2. Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu 3. Thị trường tài chính

4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5. Thu nhập người dân

6. Quy mô dân số

7. Xu hướng tiêu dùng của xã hội 8. Công nghệ sản xuất

9. Xây dựng thông số may mặc chuẩn của Việt Nam

STT Các yếu tố Mức độ phản ứng

1 2 3 4

11. Phát triển hệ thống cung cấp nguyên phụ liệu

12. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới 13. Khả năng xuất hiện sảm phẩm thay thế 14. Hoạt động marketing 15. Hoạt động bán hàng 16. Chất lượng sản phẩm 17. Kiểu dáng mẫu mã 18. Đa dạng sản phẩm 19. Uy tín thương hiệu 20. Năng lực tài chính 21. Năng lực R&D

22. Trình độ chuyên môn của nhân viên 23. Năng lực quản trị

24. Năng lực sản xuất 25. Công nghệ sản xuất

26. Tinh thần làm việc của người lao động 27. Thu nhập của người lao động 28. Quan hệ hợp tác

Câu hỏi 2: Xin anh/chị cho biết mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc khác nhau đối với những yếu tố sau:

Với các mức độ sau:

1 2 3 4

Kém Trung bình Khá Mạnh

A/ CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TNG:

STT Các yếu tố Mức độ cạnh tranh

1 2 3 4

1. Uy tín thương hiệu

2. Thị phần

3. Chất lượng sản phẩm 4. Mạng lưới phân phối 5. Kiểu dáng, mẫu mã 6. Khả năng cạnh tranh giá 7. Nguồn vốn lớn, ổn định 8. Khả năng thanh toán nhanh

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 11. Trình độ công nghệ

12. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 13. Năng suất lao động

B/ CÔNG TY CP DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG:

STT Các yếu tố Mức độ cạnh tranh

1 2 3 4

1. Uy tín thương hiệu

2. Thị phần

STT Các yếu tố Mức độ cạnh tranh

1 2 3 4

5. Kiểu dáng, mẫu mã 6. Khả năng cạnh tranh giá 7. Nguồn vốn lớn, ổn định 8. Khả năng thanh toán nhanh

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 11. Trình độ công nghệ

12. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 13. Năng suất lao động

C/ CÔNG TY CP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN:

STT Các yếu tố Mức độ cạnh tranh

1 2 3 4

1. Uy tín thương hiệu

2. Thị phần

3. Chất lượng sản phẩm 4. Mạng lưới phân phối 5. Kiểu dáng, mẫu mã 6. Khả năng cạnh tranh giá 7. Nguồn vốn lớn, ổn định 8. Khả năng thanh toán nhanh

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 11. Trình độ công nghệ

12. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 13. Năng suất lao động

D/ CÔNG TY CP MAY PHÚ THỊNH - NHÀ BÈ: STT Các yếu tố Mức độ cạnh tranh 1 2 3 4 1. Uy tín thương hiệu 2. Thị phần 3. Chất lượng sản phẩm 4. Mạng lưới phân phối 5. Kiểu dáng, mẫu mã 6. Khả năng cạnh tranh giá 7. Nguồn vốn lớn, ổn định 8. Khả năng thanh toán nhanh

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 11. Trình độ công nghệ

12. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 13. Năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 135 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)