Thực trạng năng lực tài chính của TNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 63 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.8. Thực trạng năng lực tài chính của TNG

3.1.8.1. Thực trạng tài sản và nguồn vốn của công TNG

Để xem xét khả năng cạnh tranh của TNG ngoài đánh giá những chỉ tiêu về nhân lực, công nghệ, thị phần còn phải đánh giá các chỉ số về tài chính bao gồm giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là thước đo quan trọng cho thấy tình hình quản trị của công ty thông qua các số liệu kế toán. Thực trạng vốn (tài sản) và nguồn vốn của công ty TNG được phản ánh qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tài sản và nguồn vốn của TNG trong 3 năm 2014-2016 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 (dự ước) So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 CL % CL % 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4-2 9 = (8/2) x100 10 = 6-4 11 = (10/4) x100 Tổng tài sản 1,197,909 100 1,613,646 100 2,373,129 100 415,737 35 759,483 47 TSNH 537,500 45 701,125 43 990,806 42 163,625 30 289,681 41 TSDH 660,409 55 912,521 57 1,382,323 58 252,112 38 469,802 51 Tổng nguồn vốn 1,197,909 100 1,613,646 100 2,373,129 100 415,737 35 759,483 47 Nợ phải trả 935,788 78 1,185,566 73 1,642,835 69 249,778 27 457,269 39 VCSH 262,121 22 428,079 27 730,294 31 165,958 63 302,215 71

(Nguồn: Báo cáo tài chính TNG năm 2014, 2015, 2016)

Nhận xét:

Qua số liệu thống kê về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của TNG trong bảng 3.3 cho thấy: Tiềm lực tài chính của công ty TNG khá hùng mạnh và khẳng định vị trí xứng đáng lọt vào top 500 trên thị trường chứng khoán. Tổng tài sản của TNG liên tục tăng trưởng qua 3 năm liên tiếp với tôc độ tăng lần lượt là 35% của năm 2015 và 47% năm 2016. Điều đáng chú ý là TNG có sự tăng trưởng về tài sản tập trung vào yếu tố tài sản dài hạn, nếu như giá trị tài sản tại thời điểm năm 2014 chỉ là 666,409 (triệu đồng) sang năm 2015 con số này là 912,521 (triệu đồng) và đặc biệt đã đạt mức 1,382,323 (triệu đồng) vào năm 2016, đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự đầu tư có trọng điểm về dây chuyền sản xuất, công nghệ, máy móc thiết bị đã đúng đắn và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Không những vậy, cùng với sự gia tăng của giá trị tài sản nói chung và giá trị tài sản dài hạn nói riêng, nhận thấy rõ ràng cơ cấu nguồn vốn của TNG cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, một là giá trị vốn chủ sở hữu của năm 2015 lớn hơn năm 2014 là 165,958 (triệu đồng), chỉ sau 2 năm hoạt động lượng chênh lệch này tiếp tục tăng lên là 302,215 (triệu đồng) của năm 2016 so với năm 2015, hai là số tiền nợ phải trả cũng dần giảm xuống trong cơ cấu tổng nguồn vốn của TNG, cụ thể tại thời điểm năm 2014 khi số nợ phải trả giữ ở mức cao chiếm 78% tổng nguồn

năm 2016 chỉ còn 69% trong tổng nguồn vốn, như vậy có thể thấy rằng tình hình quản trị tài chính của TNG có hiệu quả và chứng tỏ nguồn lực tài chính của TNG rất khả quan.

3.1.8.2. Thực trạng tài sản và cơ cấu tài sản của TNG

Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Tài sản và cơ cấu tài sản của công ty TNG được phản ánh trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tài sản và cơ cấu tài sản của TNG trong 3 năm 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 (dự ước) So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 CL % CL % 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4-2 9 = (8/2) x100 10 = 6-4 11 = (10/4) x100 Tổng tài sản 1,197,909 100% 1,613,646 100 2,373,129 100 415,737 35 759,483 47 A.TSNH 537,500 45 701,125 43 990,806 42 163,625 30 289,681 41 1. Tiền 14,227 1 56,463 3 96,288 4 42,236 297 39,825 71 2. Các khoản phải thu NH 179,848 15 263,353 16 247,702 10 83,505 46 -15,652 -6 3. Hàng tồn kho 324,797 27 348,279 22 579,253 24 23,482 7 230,974 66 4. TSNH khác 18,626 2 33,027 2 67,564 3 14,401 77 34,537 105 B.TSDH 660,408 55 912,521 57 1,382,323 58 252,113 38 469,802 51 1. Các khoản phải thu DH 626,872 52 473,684 29 47,849 2 -153,188 -24 -425,835 -90 2. TSCĐ 567,746 47 734,559 46 1,047,955 44 166,813 29 313,396 43 3. TS dở dang DH 74,311 6 157,323 10 263,988 11 83,012 112 106,665 68 4. Các khoản

đầu tư tài chính DH

0 0 4,800 0 4,800 0 4,800 - 0 0

5. TSDH

Nhận xét:

Qua số liệu tính toán bên trong bảng 3.4 cho thấy:

- Thứ nhất, xét theo chiều ngang, tổng tài sản của TNG tăng lên qua các năm

là do sự tăng lên đồng thời của cả khoản mục TSNH và TSHD, trong đó tốc độ tăng của TSDH (tương ứng là 38% năm 2015 và 51% năm 2016) nhiều hơn so với TSNH (tương ứng là 30% năm 2015 và 41% năm 2016). Đối với giá trị TSNH sự tăng lên tương ứng các năm lần lượt là 163,625 (triệu đồng) năm 2015 và 289,681 (triệu đồng) năm 2016 được đóng góp chủ yếu từ việc gia tăng vốn bằng tiền với tốc độ tăng là 297% và 71%, hàng tồn kho của TNG cũng tăng từ 324,797 (triệu đồng) lên tới 579,253 (triệu đồng) năm 2016, điều này lý giải là do TNG tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất mới, nâng mức công suất toàn doanh nghiệp từ 43 triệu sản phẩm/năm lên hơn 50 triệu sản phẩm/năm, bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn mặc dù năm 2015 có tăng so với năm 2014 một lượng là 83,505 (triệu đông) nhưng con số này đến năm 2016 đã giảm còn 247,702 (triệu đồng) tương ứng với tốc độ giảm là 6%, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quản lý các khoản phải thu được cải thiện rõ rệt, các hợp đồng của TNG nhanh chóng thu hồi được vốn và không bị khách hàng nợ quá lâu. Đối với TSDH, hai khoản mục tăng lên rõ rệt nhất là TSCĐ và TSDH dở dang, điều này lý giải cho việc đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy vệ tinh của TNG đang được tiếp tục thực hiện, với việc đầu tư thêm một nhà máy tại Phú Bình và đang đi vào hoạt động giai đoạn 1 để tiến tới hoàn thiện trong giai đoạn 2, đây là nguyên nhân cho thấy cả giá trị TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản dở dang được ghi nhận tăng lên. Mặt khác, giá trị các khoản phải thu dài hạn có xu hướng ngày càng giảm cho thấy tình hình về nguồn vốn của TNG đang cải thiện tốt.

- Thứ hai, phân tích theo chiều dọc cho thấy trong cơ cấu tài sản của TNG về

cơ bản giá trị TSDH vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH, điều này nguyên nhân là do TSCĐ và TSDH dở dang ngày càng gia tăng, giá trị các khoản đầu tư dài hạn cũng không thay đổi, nhưng hàng tồn kho cũng tăng lên cho thấy TNG vừa đẩy mạnh đầu tư xây dựng vừa đưa các nhà máy mới vào hoạt động để cung ứng hàng hóa cho thị trường, như vậy vốn kinh doanh được quay vòng nhanh chóng và kịp thời để đầu tư

xây dựng và đổi mới tài sản cố định là việc làm đúng đắn của TNG trong thời gian qua. hơn nữa các khoản phải thu ngắn hạn giảm đáng kể trong tỷ trọng tổng tài sản, đây được xem là tín hiệu tốt cho thấy TNG tích cực đẩy mạnh việc thu hồi vốn để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.8.3. Thực trạng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của TNG

Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại 1 thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa vay vốn chủ sở hựu trong điều kiện nhất định. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNG được phản ánh trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của TNG trong 3 năm 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 (dự ước) So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 CL % CL % 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4-2 9 = (8/2) x100 10 = 6-4 11 = (10/4) x100 Tổng nguồn vốn 1,197,909 100 1,613,646 100 2,373,129 100 415,737 35 759,483 47 A. Nợ phải trả 935,788 78 1,185,566 73 1,642,835 69 249,778 27 457,269 39 Nợ ngắn hạn 748,115 62 912,019 57 1,011,037 43 163,904 22 99,018 11 Nợ dài hạn 187,672 16 273,547 17 631,798 27 85,875 46 358,251 131 B. VCSH 262,121 22 428,079 27 730,294 31 165,958 63 302,215 71 Vốn góp của CSH 162,879 14 294,818 18 557,828 24 131,939 81 263,010 89 LNST chưa phân phối 35,851 3 48,049 3 16,195 1 12,198 34 -31,854 -66

Khác 63,391 5 85,212 5 156,271 7 21,821 34 71,059 83

(Nguồn: Báo cáo tài chính của TNG năm 2014, 2015, 2016)

Nhận xét:

Qua số liệu tính toán trong bảng 3.5 ta thấy:

- Nợ phải trả của TNG liên tục tăng lên trong 3 năm, nguyên nhân là do cả hai khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều có xu hướng tăng lên nhưng nợ dài hạn

lên 163,904 (triệu đồng) so với năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng là 22%, trong khi đó sang năm 2016 mức chênh lệch lên tới 99,018 (triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng là 11%, đối với nợ dài hạn của TNG mức tăng không nhiều bằng nợ ngắn hạn, năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng 85,875 (triệu đồng) và năm 2016 chỉ tăng so với năm 2015 là 358,251 (triệu đồng) nhưng tốc độ tăng của nợ dài hạn cao hơn so với sự gia tăng của nợ ngắn hạn, riêng năm 2015 tốc độ tăng nợ dài hạn là 46% nhưng sang đến năm 2016 con số này đạt những 131%, nghĩ là năm sau số nợ dài hạn tăng gấp gần 1,5 lần so với năm trước. Điều này lý giải là bởi TNG tăng vốn để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới, xây dựng nhà xưởng và nguồn vốn huy động được từ các nguồn tài trợ và vốn vay dài hạn các tổ chức tín dụng là chủ yếu.

- Vốn chủ sở hữu của TNG qua 3 năm 2014-2106 cũng tăng lên nhanh chóng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên như vậy cũng là do TNG tăng vốn góp của các chủ sở hữu nhằm chi tiêu cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị máy móc mới, mặc dù tình hình kinh doanh không mấy khả quan, LNST chưa phân phối có phần giảm sút đáng kể vào năm 2016 nhưng điều này vẫn không ảnh hưởng nhiều tới sự gia tăng của tổng nguồn vốn của TNG, cụ thể số vốn góp của CSH có tốc độ tăng trưởng trong 2 năm 2015 và 2016 tương ứng là 81% và 21%, đáng chú ý là tốc độ giảm lợi nhuận là 66% của năm 2016 so với thời gian trước đó.

- Cơ cấu tổng nguồn vốn của TNG cũng có sự thay đổi nhất định, trước hết trong nợ phải trả của TNG có tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng tăng lên và ngược lại nợ ngắn hạn có xu hướng giảm đi, điều đó cho thấy TNG ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường nên thuận lợi hơn trong việc huy động được nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, trong tỷ trọng VCSH cũng tăng lên nhưng với tình hình LNST ngày càng giảm thì đây là vấn đề mà TNG cần giải quyết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)