Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 103 - 109)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp

3.3.2.1. Phân tích một số năng lực cạnh tranh cốt lõi của TNG

* Hoạt động cung ứng đầu vào

Công ty thường mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và nước ngoài (hơn 90%). Trong những năm gần đây, tỷ trọng nguyên vật liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan chiếm phần lớn do chất lượng đáp ứng được yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty còn nhập nguyên liệu phụ liệu từ những nước khác như Pa- kix-tan, Ma-lay-xi-a,...

Trong suốt những năm qua, TNG đã hợp tác và xây dựng được mối quan hệ truyền thống ổn định với các nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Đồng thời để tiếp cận các thị trường này, Công ty có người đại diện tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc để tìm nguồn, kiểm tra chất lượng, tiến độ và giá cả nhằm chủ động nguồn nguyên, phụ liệu kịp thời cho sản xuất. Mặc dù nguồn cung nguyên liệu trong nước không sẵn (phần lớn nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu) song nguồn cung từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan... lại khá dồi dào, phong phú và giá cả hợp lý và rất cạnh tranh. Ngoài ra đây đều là những thị trường có ngành may mặc khá phát triển, vị trí địa lý lại khá thuận lợi nên việc tiếp cận các nguồn cung này khá dễ dàng. Nhờ xây dựng được quan hệ tốt với các nhà cung cấp, TNG đã tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu đáp ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, khi gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế, TNG vấp phải một cản trở rất lớn về các điều khoản ký kết, trong đó khó nhất là yêu cầu về chất lượng nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm. Hiện nay, việc chủ động nguồn nguyên liệu đối với TNG là rất khó, do phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, chính vì vậy yếu điểm của TNG chính là tự cung ứng nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất.

* Hoạt động marketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiện nay, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kì, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường Mê-xi-cô và Nam Mỹ. Đồng thời, Công ty sẽ tăng cường tiếp cận, mở rộng và từng bước thâm nhập vào thị trường nội địa.

Đối với khách hàng truyền thống, Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Hàng năm, Công ty đều tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kì, Đức, Trung Quốc, Liên Bang Nga...) và các chương trình xúc tiến thương mại cấp

Quốc gia, các chương trình liên kết với TCM và Vitas, các hội thảo về dệt may và xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành.

Đối với các nhà cung cấp, hàng năm Công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhà cung cấp đã có nhiều đóng góp cho kết quả của Công ty.

Về các chính sách giá, công ty có những chính sách giá linh hoạt đối với nhóm đối tượng khách hàng lẻ và các đại lý trung gian. Đối với cửa hàng đại lý công ty áp dụng những mức hoa hồng lũy tiến nhằm kích thích tiêu thụ. Mức hoa hồng mà các đại lý được hưởng phụ thuộc vào doanh số bán của cửa hàng. Đối với khách hàng mua lẻ, vào những dịp lễ, tết công ty có những đợt khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng, giảm giá từ 10 - 70% tùy theo danh mục sản phẩm, hoặc vào cuối vụ hàng hóa còn tồn nhiều thì sản phẩm được giảm giá để kích thích tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ bán hàng.

Về xây dựng thương hiệu, Thương hiệu TNG là một trong các thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam với dòng thời trang công sở, những phong cách thời trang mang nét truyền thống rất riêng kết hợp cùng vẻ hiện đại tạo nên sự tinh tế, lịch lãm. Thương hiệu TNG đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Nhãn hiệu thương mại của Công ty là LIMA và TNG đã được đăng kí với cơ quan hữu quan. Ngoài ra, với vị thế và uy tín của TNG đã được các khách hàng tín nhiệm ủy quyền sản xuất các nhãn hiệu như: The Childrensplace, Columbia Sport wear, Lolitog, Target,... Công ty đã đăng kí Logo TNG tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hiện tại TNG có nhiều sản phẩm có thương hiệu như áo phao, áo jacket, sơ mi công sở được đầu tư xây dựng chuyên nghiệp. Với chiến lược marketing hợp lý, các thương hiệu hiện nay đều đã được định vị khá tốt đối với người tiêu dùng, và thương hiệu TNG đã trở nên rất quen thuộc với thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm đạt thương hiệu mạnh của công ty chủ yếu là với sản phẩm cho nữ giới như áo sơ mi của nữ giới, váy,... còn lại các sản phẩm khác như quần tây, áo sơ mi công sở và áo vest cho nam giới hầu như chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, không được đánh giá cao và chưa có được thương hiệu nổi bật trên thị trường, so với Việt Tiến, May 10, những sản phẩm dành cho nam giới của TNG được đánh giá thấp hơn.

* Hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Tình hình nguồn nhân lực của TNG khá ổn định trong những năm qua, với tổng số cán bộ là 10.600 người trong đó có 9.600 người làm việc dài hạn với công ty, đây được xem là tín hiệu tốt đối với một doanh nghiệp may mặc, bởi vì mặc dù công ty đang hoạt động trong lĩnh vực có tính chất ngành nghề mùa vụ, nhưng với sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của ban lãnh đạo, hiệu quả của TNG luôn được đảm bảo giúp cho người lao động an tâm làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.

Ban Giám Đốc và lãnh đạo có năng lực và trình độ quản lý khá cao. Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực với chính sách phù hợp, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ không theo kịp với yêu cầu và bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lĩnh trong nghề.

Là một doanh nghiệp đông lao động, Công ty luôn quan tâm tới đời sống và môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh các chế độ về Bảo hiểm, an toàn lao động mà Bộ luật Lao động quy định, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động khác như tiêu chuẩn Trách nhiệm Xã hội SA8000, để đảm bảo các quyền lợi của người người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với Công ty.

Chính sách đào tạo: Đối với người lao động mới và chưa biết nghề may công nghiệp sẽ được Công ty ký hợp đồng đào tạo nghề. Đối với CBCNV, Công ty hỗ trợ 100% tiền lương, tiền học phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, Công ty còn hỗ trợ tiền học phí với con của CBCNV đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại Công ty.

Chính sách lương thưởng: Công ty đã xây dựng hệ thống thang bảng lương và ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt theo hình thức chấm điểm hay dựa trên 03 thành tố: Know, how, Giải quyết vấn đề và trách nhiệm. Nguyên tắc này khắc phục được tình trạng phân phối bình quân, giúp đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí công tác trong Công ty, gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo đà nâng cao hiệu suất làm việc.

Công ty cũng thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của công ty được xếp thành 7 cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và mức lương của từng hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu.

Ngoài chế độ khen thưởng bằng tiền, Công ty còn khen thưởng dưới hình thức tham quan dã ngoại nước ngoài, bằng cổ phiếu để vừa động viên người lao động, vừa tạo ra sự gắn bó của người lao động với Công ty.

Tuy vậy, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về khả năng quản lý và điều hành. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến quyết định của lãnh đạo. Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để.

* Quản trị sản xuất sản phẩm

Theo như kết quả điều tra, nhiều ý kiến khách hàng cho rằng kiểu dáng các sản phẩm của công ty còn ít phong phú, đơn điệu, dẫn tới sự ít lựa chọn cho khách hàng, điều này cho thấy quá trình thiết kế của công ty còn nhiều bất cập, do đó những mẫu mã kiểu dáng của TNG không thu hút được người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng là nữ giới.Ngoài mẫu mã, kiểu dáng chưa đa dạng, màu sắc của các sản phẩm cũng dập khuôn, đơn điệu, ít chủng loại, chưa gây được ấn tượng tâm lý đối với khách hàng. Công ty cũng nhận định yếu tố giá cả, mẫu mã là một điểm yếu làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Công ty với các sản phẩm khác của Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,… Thậm chí, hiện nay những nhãn hàng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Zara, Mango, H&M,… chính thức bước chân vào thị trường bán lẻ của Việt Nam với những kiểu dáng mẫu mã cùng với mức giá chào bán vô cùng hấp dẫn, do vậy nếu như TNG không làm tốt được khâu thiết kế và phát triển sản phẩm thì nguy cơ mất thị trường trong tương lai là rất lớn.

Đối với quy trình sản xuất may mặc, TNG là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong Ngành Dệt May. Với quy trình công nghệ khép kín từ sợi, dệt, nhuộm cho đến may mặc. Nhờ đó, công ty có thể chủ động được đầu ra cho sản phẩm, tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Công ty có rất nhiều ưu thế hơn hẳn các đối thủ khác. Ưu điểm của quy trình này là giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian, cung cấp

nguồn nguyên liệu có chất lượng cao từ khâu đầu tiên của tiến trình sản xuất và kịp thời cho khâu sản xuất kế tiếp, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, tạo dựng niềm tin tốt nơi khách hàng.

3.3.2.2. Phân tích ma trận IFE của TNG

Sau khi xác định hệ số tầm quan trọng, tiếp tục dựa vào phiếu điều tra thu thập được, tác giả tiến hành phân tích ma trận IFE để xem xét khả năng quản lý của TNG đối với với những yếu tố năng lực cạnh tranh nội tại của công ty như sau:

Bảng 3.17. Ma trận IFE của TNG

STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan

trọng Điểm trung bình Tổng điểm 1 Hoạt động marketing 0,07 2 0,14 2 Hoạt động bán hàng 0,07 3 0,21 3 Chất lượng sản phẩm 0,09 4 0,36 4 Kiểu dáng mẫu mã 0,05 1 0,05 5 Đa dạng sản phẩm 0,05 2 0,1 6 Uy tín thương hiệu 0,05 3 0,15 7 Năng lực tài chính 0,06 2 0,12 8 Năng lực R&D 0,04 2 0,08

9 Trình độ chuyên môn của

nhân viên 0,04 2 0,08

10 Năng lực quản trị 0,05 2 0,1

11 Năng lực sản xuất 0,05 3 0,15

12 Công nghệ sản xuất 0,09 3 0,27

13 Tinh thần làm việc của

người lao động 0,08 1 0,08

14 Thu nhập của người lao

động 0,08 2 0,16

15 Quan hệ hợp tác 0,04 2 0,08

16 Văn hóa công ty 0,09 1 0,09

Tổng 1 2,24

Như vậy, theo kết quả điều tra tại bảng 3.17 ta thấy tổng điểm của TNG là 2,24 thấp hơn mức điểm trung bình nên có thể nói là khả năng cạnh tranh về nội lực của TNG là yếu kém, điều này chứng tỏ công ty còn rất nhiều hạn chế cần phải cải thiện như kiểu dáng mẫu mã sản phẩm, trình độ chuyên môn của nhân viên, tinh thần làm việc của người lao động và văn hóa công ty, bên cạnh đó một số yếu tố khác cũng bị đánh giá ở mức đáp ứng thấp là năng lực quản trị, hoạt động marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)