Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Thị trường tiêu thụ

Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư được xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của Dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, TNG Thái Nguyên luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 92 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.

Đối với thị trường trong nước TNG Thái Nguyên chủ yếu tập trung cho bán lẻ theo hệ thống các cửa hàng rộng khắp tại các khu vực trên cả nước.

Một số cửa hàng bán lẻ tại khu vực Hà Nội như:

+ Cửa hàng TNG: 73 Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội. + Cửa hàng TNG Savico: Tầng 1 -Savico Legamall- Long Biên + Cửa hàng TNG- Time city : 458 Minh Khai, Hà Nội.

+ Cửa hàng TNG Royal City: B1-R6 -23 Royal City-72 Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà Nội.

Một số cửa hàng bán lẻ tại khu vực Thái Nguyên như: + Cửa hàng TNG Minh Cầu : 160 Minh Cầu -Thái Nguyên + Cửa hàng TNG đường Lương Ngọc Quyến- TP Thái Nguyên

Đối với thị trường xuất khẩu, TNG phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bán lẻ sản phẩm mang thương hiệu TNG - VIETNAMESE BRANCH - MADE IN VIET NAM trong lĩnh vực dệt may thay cho việc sản xuất các thương hiệu lớn trên thế giới trước hết là thị trường ASEAN, châu Á và tiến tới các thị trường quen thuộc xuất khẩu là EU và bắc Mỹ, cụ thể: Thị trường Mỹ chiếm 47%, Thị trường EU chiếm 21 %, Thị trường Canada chiếm 15%, Thị trường Nhật chiếm 6.5 %, Thị trường Hàn quốc chiếm 7 %, Thị trường khác chiếm 3.5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)