Các giải pháp liên quan tới quản trị sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 126 - 131)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Các giải pháp liên quan tới quản trị sản phẩm

Để thực hiện các giải pháp liên quan tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cần thực hiện kết hợp những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm

Hàng may mặc là hàng có tính thời vụ thay đổi theo bốn mùa xuân - hạ - thu - đông và đòi hỏi tính thời trang, hợp mốt. Sản phẩm may mặc phải luôn có mẫu mã phong phú, đa dạng và luôn thay đổi. Vì thế đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

* Nội dung giải pháp:

Đa dạng hóa sản phẩm là biện pháp cần phải thực hiện ngay bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để từ đó tạo cho sản phẩm của công ty một chỗ đứng vững chắc hơn và tranh rủi ro trong kinh doanh. Công ty nên thực hiện đa dạng hóa sản phẩm theo cả hai hướng.

- Một là, đa dạng hóa chất liệu sản phẩm: Thực hiện đa dạng hóa chất liệu sản phẩm, các nhà thiết kế của TNG phải có ý tưởng mới trong việc sử dụng chất liệu. Các nhà thiết kế nên sử dụng chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau, dù đó là nguyên liệu có trong nước hay nguyên liệu ngoại nhập.

- Hai là, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: hiện nay tuy TNG đã thực hiện hướng đa dạng hóa chủng loại nhưng ngoài những mặt hàng chủ lực như sơ mi cho nữ, vest, jacket, quần âu thì hầu như các sản phẩm còn lại (sơ mi nam, váy, quần áo trẻ em,..) chưa có chỗ đứng trên thị trường và doanh thu thu được từ các mặt hàng này còn ít. Do vậy, không nên chỉ dừng lại việc sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau mà công ty cần phải nâng cao chất lượng, tạo kiểu dáng mẫu mã đẹp cho sản phẩm để những sản phẩm này tạo được thương hiệu riêng.

Những ý tưởng thiết kế cần phải xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, cần mang tính thương mại, nắm bắt được xu hướng thị trường, tức là tạo ra sản phẩm để thỏa mãn tối đa những mong muốn của khách hàng, từ đó giúp công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh.

* Tính khả thi: Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp công ty tránh được rủi ro

khi mặt hàng này kinh doanh không hiệu quả thì còn có mặt hàng khác. Do đó việc đa dạng hóa cần phải được chú trọng và phải được thực hiện luôn.

Thứ hai, cải thiện các chính sách về giá

Giá cả là yếu tố hạn chế của hàng may mặc Việt Nam cũng như hàng may mặc của công ty vì giá của chúng ta thường cao hơn giá cả cùng loại của các nước trong khu vực và đặc biệt so với sản phẩm may mặc của Trung Quốc. Mà giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thị trường may mặc mà đặc biệt là đối với phân khúc thị trường thu nhập bình dân (đó là những người tiêu dùng thích dùng hàng giá rẻ mà đẹp) nhưng hiện nay TNG vẫn chưa chú trọng tới yếu tố này.

* Nội dung giải pháp:

Để giảm giá thành công ty cần phải tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá vốn hàng bán, cắt giảm những chi phí không mang lại hiệu quả cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần quan tâm áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất. Cụ thể:

+ Giảm chi phí nguyên vật liệu: đối với hàng may mặc, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành. Tuy nhiên, giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới định mức cho phép. Bởi làm như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách định mức tiêu hao chặt chẽ hơn, tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu quả hơn, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị để giảm bớt tối thiểu phần vải bị xô, bị đứt hoặc không đảm bảo chất lượng màu, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân ở mọi khâu sản xuất, xử lý nghiêm với những hành vi làm lãng phí nguyên liệu. Ngoài ra, TNG cũng cần thực hiện các biện pháp giảm chi phí ở khâu thu mua nguyên liệu đầu vào như tận thu thu mua

các nguyên liệu trong nước có chất lượng tương đương so với nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

+ Giảm chi phí cố định: chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất tăng sẽ giảm chi phí cố định bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm. Muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì công ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc thiết bị, bảo quản tốt tài sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phí sửa chữa.

Ngoài ra công ty cần tiếp cận càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có thể bán được với giá cao hơn và có được thông tin, nhu cầu khách hàng kịp thời hơn. Hiện nay có những chi phí rất lớn mà thường ít để ý tới là lãng phí thời gian và lãng phí sức người. Thời gian là một giá trị, thời gian trôi qua thì không lấy lại được. Tiết kiệm thời gian lao động là người lao động thực hiện đúng nội quy lao động, sử dụng triệt để thời gian lao động cần thiết trong một ngày, tuần, tháng, năm, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, hăng say lao động, làm việc có năng suất, chất lượng, có hiệu quả cao. Khi đó, công ty đã tránh được lãng phí thời gian, giúp giảm chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, không phải lúc nào giá bán thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh là cũng có thể thu hút được khách hàng vì nhiều khi giá bán thấp hơn sẽ gây nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy, muốn giá cả thực sự là công cụ cạnh tranh đắc lực thì TNG phải có một chính sách giá hợp lý, phù hợp với từng sản phẩm cụ thể, từng khách hàng cụ thể, phù hợp với môi trường chiến lược của công ty.

* Tính khả thi: Giảm chi phí kinh doanh là việc làm mà TNG cần chú trọng

và có thể thực hiện được luôn.

Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp có tính then chốt và vững chắc nhất để tăng khả năng cạnh tranh hàng may mặc nói chung của Việt Nam cũng như của TNG nói riêng. Chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà

hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm. Muốn có một chỗ đứng cho sản phẩm thì công ty cần phải làm cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt.

* Nội dung giải pháp:

Trong mấy năm vừa qua chất lượng sản phẩm của công ty đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn về việc lựa chọn những sản phẩm phải có chất lượng cao hơn. Do vậy, để đảm bảo chất lượng của hàng hóa thì ngay từ khi chọn bạn hàng phải lựa chọn những bạn hàng có uy tín bởi những nguyên vật liệu đầu vào quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra có đạt tiêu chuẩn hay không.

Ngoài ra để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần phải chú trọng ngay từ khi thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch trong quá trình sản xuất bởi vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo suốt từ khi chuẩn bị sản xuất và sản xuất theo những tiêu chuẩn đã đề ra khi thiết kế.

Bên cạnh đó, công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất tăng khả năng tự động hóa quá trình sản xuất. Bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của công ty. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động ảnh hưởng đến khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm theo kế hoạch. Như vậy đầu tư hiện đại hóa may móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là một biện pháp cần thiết và cấp bách.

Như vậy, muốn sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt, công ty cần phải quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên vật liệu đầu vào sản xuất, bảo quản nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, công nghệ sản xuất, quy cách dán mác, bao bì cho tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

* Tính khả thi: Nếu quan tâm và làm tốt giải pháp trên thì nhất định chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao một cách rõ rệt

Thứ tư, duy trì và phát triển thương hiệu vững mạnh

Sản phẩm của TNG có lợi thế hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác trong nước là đã có thương hiệu. Thương hiệu chính là thẻ thông hành vô hình để

sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất, nó giúp bảo vệ sản phẩm và giúp công ty mở rộng mục tiêu theo các tác động dây chuyền. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để duy trì và phát triển thương hiệu đó.

* Nội dung giải pháp

Muốn duy trì thương hiệu, công ty phải luôn chú ý đổi mới để thương hiệu không bị lạc hậu và lãng quên bằng các biện pháp truyền thông “nhắc nhở”, vẫn phải giữ được tính cách đặc trưng của hương hiệu TNG (GARCO 10) nhưng cũng phải tạo được ấn tượng đặc biệt đối với người tiêu dùng.

Vừa duy trì thương hiệu, công ty cũng phải phát triển thương hiệu. Để phát triển thương hiệu thì TNG cần phải thực hiện những hoạt động toàn diện như:

+ Thực hiện chiến lược quảng bá đồng bộ, dài hạn, với một thông điệp độc đáo và xuyên suốt qua nhiều kênh truyền thông, cả truyền thông tĩnh như văn bản, tài liệu... cũng như truyền thông động như truyền hình, internet,... Công ty phải chú ý sử dụng những thông điệp ngắn gọn, súc tích và mang tính chất cá biệt để dễ dàng cho người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm của công ty.

+ Xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang có năng lực, chuyên nghiệp, sáng tạo nhằm thiết kế ra nhiều sản phẩm mới có tính thời trang với thương hiệu TNG phù hợp với thị trường trong nước.

+ Đi sâu nghiên cứu về công nghệ (kết cấu, đường may, công nghệ sản xuất...), thiết kế, xây dựng hệ thống thông số, tiêu chuẩn hóa cho từng loại sản phẩm, phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng và được đăng ký theo quy định tiêu chuẩn đo lường Việt Nam.

+ Thiết kế bộ nhãn mác chuẩn cho từng chủng loại hàng hóa, nâng cấp khâu hoàn thiện nhằm đưa ra những sản phẩm có hình thức đẹp, hấp dẫn và chất lượng luôn được đảm bảo.

Như vậy, duy trì và phát triển thương hiệu sẽ giúp sản phẩm của công ty dễ bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

* Tính khả thi: TNG có thể thực hiện ngay các giải pháp trên để duy trì cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)