Mạng lưới hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Mạng lưới hệ thống kênh phân phối

3.2.2.1. Tình hình hệ thống phân phối của TNG

Hiện nay, TNG lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với bốn kênh tiêu thụ gồm: các cửa hàng độc lập; hệ thống các đại lý; đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp; giao ngay sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ cửa hàng hay đại lý nào khác (khách hàng ở kênh này thường là các tổ chức đặt hàng may đồng phục nhân viên, hay các trường học đặt may đồng phục học sinh và đây là kênh ít phổ biến nhất).

Bảng 3.9. Hệ thống cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại của TNG, May Nhà Bè và May Việt Tiến

Đơn vị tính: địa điểm

Khu vực TNG May Nhà Bè May Việt Tiến

Miền Bắc 34 110 263

Miền Trung 0 37 102

Miền Nam 4 123 296

Qua bảng 3.9 nêu trên cho thấy:

- Hệ thống phân phối của TNG phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 34 cửa hàng, đại lý, trong đó chủ đạo là và Thái Nguyên. Trong khi đó đối với khu vực miền Trung và Nam chưa được TNG quan tâm mặc dù sức mua tại thị trường miền Nam là vô cùng lớn. Điều này chứng tỏ kênh phân phối của công ty tuy rộng nhưng không trải khắp đất nước mà mới chỉ chú trọng vào thị trường miền Bắc, bỏ ngỏ thị trường miền Nam.

- Đối với May Nhà Bè, số lượng cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại khá lớn với 270 cửa hảng, đại lý; hệ thống phân phối của May Nhà Bè có sự trải rộng khắp Bắc, Trung và Nam (trong khi miền Bắc có 110 cửa hàng đại lý thì miền Nam cũng có số lượng là 123)

- May Việt Tiến có mạng lưới phân bố rất rộng lớn, trải khắp các miền đất nước với tận 661 cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại, gấp khoảng bốn lần so với TNG và May Nhà Bè. Điều này thể hiện quyết tâm của Việt Tiến trong việc phát triển kinh doanh trên thị trường nội địa.

Trong thời gian tới, TNG muốn cạnh tranh với các đối thủ (đặc biệt là những đối thủ có hệ thống phân phối dày đặc như Việt Tiến) và phát triển kinh doanh, tăng thị phần nội địa thì công ty sẽ cần phải cân nhắc phát triển hơn nữa hệ thống phân phối ở miền Bắc, đồng thời phải mở rộng mạng lưới phân phối xuống miền Nam (là nơi có nhu cầu mua sắm lớn nhất cả nước).

3.2.2.2. Quản lý hệ thống cửa hàng đại lý

- Đối với hệ thống cửa hàng

Các cửa hàng luôn phải đảm bảo có đủ hàng hóa, chủ động kiểm kê và theo dõi để biết những mã hàng nào hoặc loại cỡ nào bán mạnh hay ngược lại. Khi đã nắm bắt được nhu cầu thì sẽ tăng dự trữ cho loại sản phẩm đó. Việc vận chuyển hàng tới cửa hàng được thực hiện bằng phương tiện của công ty vào bất kì thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên do các cửa hàng chưa có kho chứa hàng nên lượng dữ trữ không lớn. Nhìn chung, việc kiểm soát kinh doanh của các cửa hàng TNG hết sức chặt chẽ nên trong thời gian qua hiệu quả bán hàng tại các cửa hàng khá cao.

- Đối với hệ thống đại lý

Hiệu quả bán hàng của các đại lý còn chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như dự trữ hàng ít, người bán chưa am hiểu sâu sắc về sản phẩm, thực hiện chính sách marketing chưa tốt,... Để khuyến khích các đại lý bán hàng có hiệu quả thì công ty đã đề ra nhiều chính sách khác nhau như: phần trăm chiết khấu cao (dựa theo lợi nhuận ròng mỗi tháng mà chiết khấu càng tăng), các đại lý được hỗ trợ tối đa về quảng cáo (bảng hiệu, banner, quà tặng khuyến mãi,.), được tư vấn về trang trí, trưng bày cửa hàng, đào tạo cách bán hàng cho các nhân viên,.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)