Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) của TNG so với các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 86 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) của TNG so với các đối thủ cạnh tranh

Dựa vào kết quả điều tra, xác định được mức độ tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của TNG Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.13. Mức độ tầm quan trọng của các yếu tố so sánh

TT Các yếu tố so sánh Số phiếu trả lời Tổng điểm Mức độ quan trọng qui đổi 1 2 3 4 5 1. Uy tín thương hiệu 0 0 0 0 210 1050 0,13 2. Thị phần 0 0 0 32 178 1018 0,11 3. Chất lượng sản phẩm 0 0 19 64 127 948 0,12

4. Mạng lưới phân phối 0 34 23 57 96 845 0,1

5. Kiểu dáng, mẫu mã 5 2 7 93 103 917 0,1

6. Khả năng cạnh tranh giá 0 19 11 112 68 859 0,1

7. Nguồn vốn lớn, ổn định 21 39 75 62 13 637 0,07

8. Khả năng thanh toán nhanh 205 5 0 0 0 215 0,02

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 118 39 28 8 17 397 0,03

10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) 164 3 5 18 20 500 0.03

11. Trình độ công nghệ 0 94 53 24 39 638 0,07

12. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 74 8 125 3 0 477 0,06

13. Năng suất lao động 41 104 9 56 0 357 0,06

Tổng cộng 628 347 355 529 871 8858 1

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Sau khi xác định hệ số tầm quan trọng, tiếp tục dựa vào phiếu điều tra thu thập được, tác giả tiến hành phân tích lập ma trận hình ảnh cạnh tranh của TNG so với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn ba

đối thủ cạnh tranh chính của TNG lần lượt là: Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM); Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn, viết tắt là GMC); Công ty CP May Phú Thịnh Nhà Bè (NPS).

Bảng 3.14. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CIM của TNG Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu so sánh Mức độ quan trọng TNG TCM GMC NPS Điểm TB Tổng điểm Điểm TB Tổng điểm Điểm TB Tổng điểm Điểm TB Tổng điểm 1. Uy tín thương hiệu 0,13 3 0,39 4 0,52 3 0,39 3 0,39 2. Thị phần 0,11 3 0,33 4 0,44 2 0,22 3 0,33 3. Chất lượng sản phẩm 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 2 0,24

4. Mạng lưới phân phối 0,1 2 0,2 3 0,3 2 0,2 3 0,3

5. Kiểu dáng, mẫu mã 0,1 1 0,1 2 0,2 2 0,2 2 0,2

6. Khả năng cạnh tranh giá 0,1 2 0,2 1 0,1 2 0,2 2 0,2

7. Nguồn vốn lớn, ổn định 0,07 3 0,21 4 0,28 3 0,21 3 0,21

8. Khả năng thanh toán nhanh 0,02 2 0,04 3 0,04 1 0,02 3 0,06

9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài

sản (ROA) 0,03 2 0,06 3 0,09 3 0,09 2 0,06

10. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

(ROE) 0,03 2 0,06 3 0,09 3 0,09 2 0,06

11. Trình độ công nghệ 0,07 4 0,28 4 0,28 3 0,21 2 0,14

12. Đa dạng hóa các dòng sản

phẩm 0,06 2 0,12 3 0,18 2 0,12 3 0,18

13. Năng suất lao động 0,06 2 0,12 3 0,18 3 0,18 1 0,06

Tổng cộng 2,55 3,18 2,49 2,43

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Chú thích tên công ty viết tắt:

- TCM: Công ty CP Dệt may Thành Công có trụ sở tại 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

- GMC: Công ty CP May Sài Gòn có trụ sở tại 213 Hồng Bàng, Quâ ̣n 5, TP. Hồ Chí Minh.

- NPS: Công ty CP May Phú Thịnh - Nhà Bè có trụ sở tại 13A Tống Văn Trân, Phường 5, quận 11, TP HCM.

Theo bảng 3.14, Dệt may Thành Công có tổng điểm rất cao (3,18 điểm), cao hơn điểm trung bình thể hiện công ty có năng lực cạnh tranh rất tốt với nhiều lợi thế. Trong đó lợi thế lớn nhất của Việt Tiến là uy tín thương hiệu mạnh, thị phần may mặc nội địa cũng cao (cao hơn 0,1 đơn vị so với TNG), hệ thống kênh phân phối rất lớn (trải rộng khắp đất nước, trong khi đó TNG mới chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực Miền Bắc), khả năng đa dạng hóa sản phẩm cao (cao gấp rưỡi so với TNG), đây là những lợi thế rất lớn của Dệt may Thành Công mà TNG sẽ phải cố gắng nhiều để có thể cạnh tranh lại. Tuy nhiên Dệt may Thành Công cũng có những điểm yếu nhưng điểm yếu nhất là khả năng cạnh tranh về giá còn thấp.

Nhà Bè tuy năng lực cạnh tranh thấp nhất, không bằng TNG nhưng vẫn có tổng điểm xấp xỉ mức trung bình (2,46 điểm). Công ty cũng có nhiều điểm mạnh như uy tín, thị phần, nguồn vốn,… Đặc biệt, so với TNG May Nhà Bè có thu nhập trung bình của người lao động và khả năng đa dạng hóa sản phẩm cao hơn TNG, đây là một trong những đặc điểm mà TNG cần phải chú ý phát triển hơn nữa.

Đối với May Sài Gòn, tuy là công ty được đánh giá có khả năng cạnh tranh còn tương đối thấp trong 4 công ty may mặc, nhưng xét về chỉ số kiểu dáng mẫu mã thì vẫn cao hơn so với TNG, ngoài ra các chỉ số tài chính như ROA và ROE thì được đánh giá cao hơn hẳn TNG.

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy, TNG có tổng điểm trung bình là 2,55 cao hơn so với mức trung bình, như vậy TNG được xem là một công ty có khả năng cạnh tranh tương đối mạnh trên thị trường ngành dệt may trong nước. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy TNG có chỉ số khả năng cạnh tranh về kiểu dáng mẫu mã thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh còn lại, đây được xem là mặt yếu kém nhất mà TNG cần khắc phục trong thời gian tới. Ngoài đặc điểm yếu về khả năng cạnh tranh mẫu mã kiểu dáng, một số chỉ tiêu như mạng lưới phân phối, khả năng cạnh tranh về giá, khả năng đa dạng hóa các dòng sản phẩm cũng như năng suất lao động được đánh giá khá thấp, đây là những điểm hạn chế trong năng lực cạnh tranh của TNG. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những chỉ số yếu tố thấp, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, mạng lưới kênh phân phối được 2 điểm là vì mạng lưới phân phối của TNG chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, hiện nay trong thị trường phía Nam mới chỉ có một cửa hàng thời trang TNG ở Cần Thơ, còn lại toàn bộ thị trường Miền Trung bị bỏ ngỏ. Ngoài ra sản phẩm chủ lực của TNG là hàng may mặc xuất khẩu và gia công, do đó doanh thu từ các hợp đồng xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của TNG, chính vì vậy TNG bị đánh giá yếu kém về khả năng cạnh tranh trên mạng lưới kênh phân phối bán lẻ trong nước.

Thứ hai, TNG có phân khúc giá cho các đối tượng mua hàng, tuy nhiên đối với phân khúc tầm trung trở xuống khách hàng vẫn nhận xét giá bán của TNG là khá cao và kém nhạy cảm.

Thứ ba, khả năng thiết kế sản phẩm của người lao động TNG vẫn còn kém, do đó không chỉ ảnh hưởng tới năng suất lao động trong công ty mà còn ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của TNG so với các đối thủ khác.

Nhìn chung, xét một cách tổng thể thì năng lực cạnh tranh của Dệt may Thành Công là tốt nhất, sau đó đến TNG và May Nhà Bè, thấp nhất là May Sài Gòn. Tuy nhiên TNG vẫn cần phải phát huy những lợi thế, điểm mạnh của mình và tập trung khắc phục những điểm yếu kém nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)