Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển giá trị thương hiệu PNJ (Trang 26 - 28)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Xu hướng về tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng lớn đến Thương hiệu của một doanh nghiệp

- Từ người tiêu dùng đến người bình thường (Consumer People): khi người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm của công ty thì họ sẽ giới thiệu sản phẩm đó cho những người xung quanh làm cho mọi người xung quanh tìm tòi và dùng thử loại sản phẩm đó.

- Từ sản phẩm đến trải nghiệm toàn diện (Products Total experience): Một vài sản phẩm thì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội,một trải nghiệm toàn diện đáp ứng ước vọng và khát khao sâu xa của mỗi con người. Như vậy, ta thấy rằng muốn sản phẩm có được thương hiệu mạnh thì sản phẩm đó không những phải thoả mãn những yêu cầu thiết yếu mà người tiêu dùng tin tưởng sẽ có trong sản phẩm mà còn phải đáp ứng những ước vọng và khát khao sâu xa của mỗi con người. ứng dụng

quan điểm này,các trung tâm thương mại được tổ chức để trở thành vừa là nơi mua sắm, vừa là nơi giải trí tạo cho khách hàng cảm giác trọn vẹn, hoàn hảo và sự thoải mái.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là đối thủ cạnh tranh trong ngành và những đối thủ có quan tâm tới doanh nghiệp:

Thứ nhất: đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp. Giả sử trong một ngành sản xuất doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, có thương hiệu mạnh nhưng trong nghành sản xuất đó đang có một đối thủ có nguy cơ sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp và đang tăng cường xây dựng và củng cố thương hiệu qua đó sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp hoặc là đối thủ cạnh tranh có những hành động không tốt làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ hai: Khi doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm mới trên thị trường chưa có đối thủ cạnh tranh trong nghành, nhưng có những đối thủ trong ngành khác đang quan tâm tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Hiện tại khi chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành thì doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu từ đó sẽ trở thành thương hiệu mạnh nếu doanh nghiệp cố gắng phát huy lợi thế nhưng nếu doanh nghiệp không chú ý tới thì rất có thể đối thủ cạnh tranh trong ngành khác chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất vì vậy thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị giảm sút.

Nền văn hoá của khu vực tiêu thụ sản phẩm

Phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng tới thương hiệu bởi có những khi logo của sản phẩm hay giai điệu của đoạn quảng cáo không phù hợp với truyền thống của địa phương thì cũng sẽ có thể gây phản cảm tới khách hàng.

Hệ thống pháp luật

Mỗi quốc gia đều có những điều luật riêng mà hệ thống pháp luật lại có ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Khi hệ thống pháp luật có đưa ra điều luật cấm hoặc hạn chế việc sản xuất và kinh doanh một mặt hàng nào đó thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không được phát triển mạnh, bởi ta có thể lấy ví

dụ: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, vì vậy trên các phương tiện thông tin đại chúng, pháp luật Việt Nam quy định không được quảng cáo, trưng bày băng rôn quảng cáo thuốc lá tại những nơi công cộng qua đó ảnh hưởng tới việc tuyên truyền hay tạo cơ hội tiếp xúc của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.

1.1.4 Vai trò của thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển giá trị thương hiệu PNJ (Trang 26 - 28)