Khi người khác hỏi “Bạn làm nghề gì?”

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 51 - 54)

Hiện nay, 99% số người bạn gặp tất nhiên sẽ hỏi bạn câu: “Bạn làm nghề gì?”

Những người giao tiếp thành công, những người luôn nhận thức rõ rằng bất kỳ ai mới gặp đều có thể hỏi như vậy luôn chuẩn bị đầy đủ cho trường hợp trên. Nhiều người có bản sơ yếu lý lịch viết sẵn để tìm việc. Họ đánh máy nội dung cẩn thận sau đó in ra thành những bản đẹp và gửi cho tất cả những nhà tuyển dụng có nhiều triển vọng. Bản sơ yếu lý lịch liệt kê những vị trí trước đây, thời gian làm việc và trình độ học vấn. Thông thường, họ bị loại. Tại sao ư? Chỉ vì những nhà tuyển dụng không tìm thấy đủ những thông tin cần thiết trong sơ yếu lý lịch; những thông tin có liên quan trực tiếp đến những phẩm chất của người mà doanh nghiệp của họ đang tìm kiếm.

Những lao động làm việc trong các liên doanh lớn tuy nhiên có những hồ sơ thông tin về toàn bộ kinh nghiệm công tác lưu trong máy tính cá nhân. Khi nộp hồ sơ xin việc, họ cắt dán những dữ liệu thông tin cần thiết, in ra và có những bản sơ yếu lý lịch trông rất mới mẻ.

Bạn tôi, Roberto thất nghiệp năm ngoái. Anh ấy nộp hồ sơ xin vào hai vị trí: quản lý bán hàng của một công ty kem và trưởng ban hoạch định chiến lược cho một chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh.

Anh ấy tiến hành các nghiên cứu toàn diện và biết rằng công ty kem đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm còn chuỗi cửa hàng cung cấp thức ăn nhanh có tham vọng muốn vươn lên quy mô toàn cầu.

Vậy anh ấy nộp hai nơi hai bộ hồ sơ giống nhau chăng? Tất nhiên là không. Bản sơ yếu lý lịch của anh ấy cũng không xa rời những thông tin nền trung thực. Tuy nhiên, đối với công ty kem, anh ấy nhấn mạnh kinh nghiệm của mình: giúp một công ty nhỏ phục hồi bằng việc gia tăng gấp đôi doanh số bán hàng trong ba năm. Đối với chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh, anh ấy nêu bật kinh nghiệm làm việc gặt hái được trong thời gian công tác tại châu Âu và những hiểu biết về thị trường thế giới. Cả hai công ty đều chấp nhận hồ sơ của Roberto. Lúc này, anh lái hai công ty cạnh tranh theo hướng có lợi cho mình. Anh đi đến mỗi doanh nghiệp và nói rằng anh mong muốn làm việc tại đó nhưng một doanh nghiệp khác đề nghị anh ấy mức lương cao hơn hay nhiều quyền lợi hơn. Hai doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh nhau để lôi kéo được Roberto. Cuối cùng, anh lựa chọn chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh với mức lương cao gần gấp đôi mức mà họ đưa ra ban đầu.

Để tận dụng tốt mọi cơ hội, hãy cá tính hoá bản sơ yếu lý lịch của bạn với càng nhiều sự quan tâm đến từng trường hợp cụ thể càng tốt. Thay vì có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi thường gặp “Bạn làm nghề gì?”, hãy chuẩn bị một tá hay nhiều câu trả lời khác nhau dành cho những đối tượng hỏi khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong các mối quan hệ, khi người tiếp chuyện hỏi công việc của bạn là gì, hãy trình bày vắn tắt và rõ ràng nhất sơ yếu lý lịch chuẩn bị trước. Trước khi bộc bạch điều đó, hãy cân nhắc xem người hỏi quan tâm đến khía cạnh nào của bạn và công việc của bạn.

“Đây là điều tôi có thể giúp ích cho bạn...”

Những người bán hàng đỉnh cao luôn hiểu rằng khi nói với những khách hàng tiềm năng, họ nên mở ra các câu chuyện xoay quanh những báo cáo về lợi ích. Trong các cuộc gặp không hẹn trước, thay vì giới thiệu “Xin chào, tên tôi là Brian Tracy. Tôi là chuyên gia đào tạo nhân viên bán hàng,” anh nói “Xin chào. Tôi là Brian Tracy của Viện Phát triển Nhân lực. Các bạn có thích một phương pháp đã được chứng minh có thể gia tăng doanh số bán hàng từ 20% đến 30% trong 12 tháng tiếp theo?” Đó là tuyên bố lợi ích của anh ấy. Anh nhấn mạnh những lợi ích cụ thể mà dịch vụ đào tạo của anh sẽ cung cấp cho khách hàng.

Chuyên gia tạo mẫu tóc của tôi, Gloria luôn thực hiện những tuyên bố siêu lợi ích với những người mà cô ấy gặp. Đó là lý do tại sao cô có nhiều khách hàng. Khi tôi gặp Gloria tại một hội nghị, cô cho biết là mình chuyên tạo rất nhiều kiểu tóc cho các nữ doanh nhân. Cô có nhiều khách hàng lựa chọn những kiểu tóc hợp với công việc mà cũng có thể nhanh chóng chuyển sang phong cách nữ tính hợp với các tình huống xã hội. “Chà, mình cũng thế” tôi tự nhủ và chỉ vào kiểu tóc đang buông xoã của mình. Tôi hỏi cô danh thiếp và cô trở thành chuyên gia tạo mẫu tóc cho tôi.

Rồi vài tháng sau, tôi tình cờ gặp lại Gloria. Tôi nghe thấy cuộc nói chuyện phiếm của cô với một phụ nữ tóc xám rất phong cách khác trong một bữa tiệc đứng. Gloria nói “Tiệm chúng tôi chuyên nhuộm các loại tóc màu xám tuyệt vời.” Đó là tin mới đối với tôi! Tôi chưa từng nhìn thấy một kiểu đầu màu xám trong salon của cô ấy.

Khi tôi rời bàn tiệc, Gloria đang ở ngoài bãi cỏ nói chuyện sôi nổi với cô con gái của chủ nhà. “Ồ đúng rồi,” cô ấy nói “cô chuyên về những kiểu tóc thực sự bốc lửa và mốt nhất.”

Giống như Gloria, chuyên gia tạo mẫu tóc, hãy suy nghĩ nhanh trước khi trả lời câu hỏi mà bạn biết trước “Bạn làm nghề gì?” Khi gặp câu hỏi như thế, tránh trả lời người khác bằng một câu cộc lốc. Nếu trong đầu bạn xuất hiện những mối liên hệ công việc, hãy tự hỏi “Kinh nghiệm nghề nghiệp của mình có thể có lợi cho cuộc sống của đối tượng trò chuyện như thế nào?” Dưới đây là danh mục một số nghề nghiệp bạn có thể nhìn thấy lợi ích khá rõ ràng: đại lý bất động sản, nhà hoạch định tài chính, huấn luyện viên võ thuật, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, chuyên gia tạo mẫu tóc.

Người công tác trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào kể trên cũng nên nói về lợi ích mà công việc của mình sẽ đem lại cho mọi người. (Mọi nghề nghiệp đều có lợi ích, nếu không, bạn đã không được trả công để làm điều đó.) Lời khuyên cho những ai làm các nghề này là đừng giới thiệu: “Tôi kinh doanh bất động sản”, hãy nói “Tôi giúp mọi người tìm được căn nhà phù hợp với mình.” Đừng giới thiệu “Tôi là nhà hoạch định tài chính” mà hãy nói “Tôi giúp mọi người lên kế hoạch tài chính trong tương lai.” Đừng giới thiệu “Tôi là huấn luyện viên võ thuật,” hãy nói “Tôi giúp mọi người tự vệ bằng việc dạy họ võ thuật.” Đừng giới thiệu “Tôi là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ” hãy nói “Tôi giúp mọi

người chỉnh hình lại khuôn mặt biến dạng sau tai nạn.” Đừng giới thiệu “Tôi là chuyên gia tạo mẫu tóc”, hãy nói “Tôi giúp những phụ nữ tìm thấy phong cách tóc phù hợp với khuôn mặt của mình”.

Việc kể về các lợi ích do công việc của mình đem lại trong những bản tóm tắt lý lịch ngắn gọn có giúp nó dễ nhớ và gần gũi với đời sống không? Thậm chí nếu những người mới quen biết không thể sử dụng dịch vụ của bạn, lần tới khi anh ấy hoặc cô ấy gặp ai đó trong khu vực sống hay làm việc muốn hoạch định tài chính trong tương lai, nghĩ đến chuyện tự bảo vệ mình, xem xét phẫu thuật thẩm mỹ hoặc cần một kiểu tóc mới, ai sẽ xuất hiện trong đầu cô ấy hoặc anh ấy. Chắc chắn không phải là những người mà họ chỉ biết đến qua tên nghề nghiệp mà là những người thành công trong giao tiếp, người đã vẽ được các hình ảnh về việc giúp đỡ những người có nhu cầu.

Bản sơ yếu lý lịch vắn tắt về đời tư

Thông tin cá nhân vắn tắt cũng có tác dụng trong những tình huống ngoài kinh doanh. Vì những người mới quen sẽ luôn hỏi bạn về cuộc sống riêng tư nên hãy chuẩn bị sẵn một vài câu trả lời thú vị. Khi gặp những người bạn tiềm năng hay một người bạn yêu mến, hãy đưa ra những thông tin cá nhân trong đó bạn hiện ra là một người thú vị. Hãy lãng mạn hoá cuộc sống của bạn để khiến nó trở nên thú vị và cá tính.

Thủ thuật #25: Bản sơ yếu lý lịch vắn tắt

Giống như những người tìm việc hàng đầu thường chuẩn bị những bản lý lịch viết tay rất trang trọng, hãy đa dạng hoá cách trình bày những câu chuyện thật về đời sống của bạn, hãy lựa chọn những biến thể phù hợp cho mỗi người nghe. Trước khi đáp lại câu hỏi “Bạn làm nghề gì?” hãy tự hỏi mình “Đâu

là những lợi ích mà đối tượng trò chuyện này có thể có trong câu trả lời của mình? Liệu anh ấy có thể giao công việc cho mình? Liệu anh ấy có mua sản phẩm của mình không? Hay thuê mình? Cưới em mình? Trở thành bạn thân của mình?” Dù đi đâu, bạn cũng hãy mang theo một bản lý lịch tóm tắt của mình với những thông tin đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)