Chứng tỏ cá tính đặc biệt của bạn

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 31 - 34)

Một lần đi dự tiệc, tôi phát hiện ra rằng có một anh chàng đang nói chuyện và thu hút rất nhiều người chăm chú lắng nghe. Anh ta mỉm cười, khoa chân múa tay và rõ ràng đang làm đám thính giả xung quanh say mê. Tôi cũng muốn làm quen với người nói chuyện cuốn hút này. Tôi lại gần đám đông đang vây quanh anh ta và nghe lỏm một, hai phút. Ngay lập tức, trong đầu tôi xuất hiện nhận xét: gã này đang nói những điều vô vị nhất, nhưng lại có khả năng quan sát người nghe với tất cả sự đam mê và vì vậy thu hút được mọi người. Và tôi bị thuyết phục rằng điều bạn nói không phải là tất cả, còn

một yếu tố rất quan trọng chính là cách bạn nói. Cách mở đầu hoàn hảo

Tôi thường gặp câu hỏi này và tôi trả lời họ bằng câu mà một nữ đồng nghiệp đã dành cho tôi. Dottie thường ở lại cơ quan làm việc thông trưa. Đôi khi, lúc rời cơ quan đi ra cửa hàng bánh

sandwich, tôi hỏi Dottie: “Này Dottie, tớ có thể mang gì về cho bữa trưa của cậu nào?” Dottie thường rất sốt sắng và nói “Ồ, bất cứ món gì cũng được.”

“Không, Dottie!” Tôi kêu lên.

“Hãy bảo tớ món cậu thích. Phó mát ăn với hămbơgơ? Xúc xích và nước sốt? Hay bơ, chuối thái và thịt hộp? Hãy chọn lấy thứ gì đi! Bất cứ món gì thật khó cho tớ.”

Mặc dù đôi khi gây bực mình, câu trả lời của tôi theo hướng mở đối với một câu hỏi là: “Bất cứ cái gì” vì khi bạn nói bất cứ cái gì thì trong hầu hết các trường hợp thực sự có nghĩa là đồng ý ‒ miễn là cách trả lời khiến người nghe thoải mái và cảm nhận được sự nồng nhiệt của người nói. Bạn khiến người khác thoải mái theo cách nào? Bằng việc thuyết phục rằng họ không phải bận tâm và rằng các bạn có nhiều điểm tương đồng. Khi làm được điều đó, bạn đã xóa được bức tường e ngại, ngờ vực và thiếu tin tưởng.

Những lời nhận xét vu vơ giúp tạo mối quan hệ

Samuel I. Hayakawa, một người Mỹ gốc Nhật, là hiệu trưởng một trường đại học, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và là nhà phân tích ngôn ngữ tài ba người gốc Nhật. Ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện dưới đây để chỉ ra giá trị của điều mà ông gọi là “những lời nhận xét vu vơ”.

Đầu những năm 1943 ‒ sau khi Trân Châu cảng bị tấn công và có những tin đồn về các gián điệp Nhật – Hayakawa phải đợi vài giờ trong một ga tàu điện ở Oshkosh, Wisconsin. Ông để ý thấy những người đợi trong sân ga đang nhìn ông với ánh mắt ngờ vực. Ông đoán là họ lo ngại trước sự có mặt của ông. Sau này ông viết: “Một cặp vợ chồng với một đứa con nhỏ nhìn tôi với ánh mắt khó chịu và thì thầm với nhau.”

Vậy Hayakawa đã làm thế nào trong trường hợp này? Ông đã đưa ra những nhận xét vu vơ để làm yên lòng họ. Ông nói với người chồng rằng thật tệ khi tàu đến quá muộn trong một buổi tối giá lạnh như thế này. Người đàn ông đồng tình.

“Tôi tiếp tục câu chuyện”, Hayakawa viết. “Tôi nhận xét rằng thật khó khăn khi mang theo con nhỏ trong mùa đông khi lịch trình tàu không chắc chắn. Lại một lần nữa người chồng nhất trí. Sau đó tôi hỏi tuổi đứa bé và nhận xét rằng đứa bé nhìn lớn và khoẻ mạnh hơn so với tuổi. Lại một lần nữa họ đồng ý và lần này họ mỉm cười. Căng thẳng đã được xua tan.”

Sau hai hoặc ba câu nhận xét như vậy nữa, người đàn ông hỏi Hayakawa: “Tôi hy vọng anh không ngại khi tôi hỏi điều này, nhưng anh là người Nhật đúng không? Anh có cho rằng người Nhật có bất kỳ cơ hội nào giành chiến thắng trong cuộc chiến này?”

Hayakawa đáp lại: “Dự đoán của anh cũng giống của tôi. Tôi không biết nhiều hơn những gì tôi đọc trên báo. Nhưng cứ như cách tôi hình dung thì tôi không thể hiểu nổi làm thế nào mà Nhật giành chiến thắng trong khi thiếu than, sắt và dầu… Liệu họ có phần trăm cơ may nào đánh bại một đất nước công nghiệp hoá hùng mạnh như Mỹ không.” Hayakawa tiếp tục: “Nhận xét của tôi vu vơ và cũng không mang nhiều thông tin. Hàng trăm bình luận viên trên đài… đang nói những điều tương tự trong những tuần đó. Nhưng chỉ vì nhận xét của tôi có vẻ như quen thuộc với những gì họ được nghe và được nói đúng lúc nên không có lý do gì để phản đối.”

Người đàn ông ngay lập tức đồng ý với nhận xét của tôi với dấu hiệu dường như là thoải mái hoàn toàn. “Tôi hy vọng những người thân của anh không ở đó trong khi cuộc chiến đang tiếp diễn.” Anh tiếp.

“Không, họ vẫn đang ở đó.” Hayakawa tâm sự. “Bố mẹ tôi và cả hai em gái nữa vẫn đang ở đó.” “Thế anh có nhận được tin gì của họ không?” người đàn ông hỏi.

“Tôi cũng hi vọng nghe được chút tin tức của họ nhưng... ” Hayakawa không giấu diếm.

Cả người đàn ông và người vợ đều tỏ ra thông cảm. Còn nhiều điều đáng kể nữa trong cuộc nói chuyện đó nhưng nói chung kết quả là chỉ trong vòng 10 phút, họ đã mời Hayakawa ‒ người mà ban đầu họ còn nghi ngờ là gián điệp Nhật Bản ‒ thăm thành phố của họ một thời gian và dùng cơm chung với gia đình. Và tất cả những điều này có được là do học giả tài năng này làm chủ nghệ thuật nói chuyện phiếm về các vấn đề vu vơ và chung nhất.

Những người giỏi giao tiếp biết những lời giao tiếp đầu tiên dễ chịu và phù hợp, giống như trường hợp thượng nghị sĩ Hayakawa, là những lời vu vơ thậm chí là vô vị. Nhưng đó không phải những lời vô cảm. Hayakawa đã nói ý nghĩ của mình với sự chân thành, tha thiết.

Từ những câu nói vu vơ

Nếu không cần thiết, tất nhiên, hãy đưa ra những nhận xét thực tế. Nếu bạn nhận thấy người đối diện thể hiện sự thông minh hay hấp dẫn, hãy đồng điệu với điều đó. Cuộc trò chuyện khi đó sẽ diễn ra tự nhiên, hài hoà. Đừng vồ vập hay thể hiện ngay từ đầu. Phương châm căn bản trong những lời đầu tiên là hãy can đảm nói những điều quen thuộc. Vì hãy nhớ rằng người ta nắm bắt giọng điệu của bạn hơn là những lời bạn nói.

Bất cứ cái gì cũng được, trừ xúc xích gan nhé!

Chúng ta hãy quay trở lại chuyện Dottie bạn tôi. Đôi lúc khi tôi bước ra ngoài văn phòng, gãi đầu, gãi tai băn khoăn không biết nên mang cái gì về cho cô. Dottie sẽ gọi với theo “Bất cứ cái gì cũng được, trừ xúc xích gan nhé.” Chỉ bấy nhiêu thôi. Cảm ơn, Dottie, đó là sự giúp đỡ. Và dưới đây là thủ thuật “Bất cứ cái gì trừ xúc xích gan” trong nghệ thuật nói chuyện phiếm. Bất cứ điều gì bạn nói đều chấp nhận được miễn không phải lời phàn nàn, dung tục và khó chịu. Nếu lời đầu tiên rời môi là lời phàn nàn thì không trách ai được nữa vì bạn tự tiết lộ mình là người hay phàn nàn. Tại sao ư? Chỉ vì phàn nàn là tất cả những gì người mới quen biết về bạn đến lúc đó. Bạn có thể từng là người lạc quan hạnh phúc nhất, nhưng bằng cách nào để người đối diện biết được điều đó? Nếu lời đầu tiên rời môi

là lời phàn nàn thì bạn sẽ là người hay phàn nàn. Nếu lời đầu tiên của bạn là tục tĩu thì bạn là người dung tục. Nếu lời đầu tiên không thoải mái thì hẳn bạn sẽ là một người khó ưa. Thế nên hãy hỏi người mới gặp: họ đến từ đâu và làm thế nào mà họ quen biết với chủ bàn tiệc hay họ mua được ở đâu bộ đồ rất đẹp mà họ đang mặc ‒ hay hãy hỏi những những điều vặt vãnh khác. Thủ thuật là hãy đưa ra câu hỏi tầm thường với tất cả lòng đam mê để có được sự bắt chuyện của người khác.

Thủ thuật #11: Nói những điều bình thường với đầy cảm xúc

Bạn lo lắng về những lời đầu tiên? Đừng sợ, vì 80% ấn tượng người nghe có được dù sao cũng không phụ thuộc vào lời bạn nói. Hầu hết những điều đầu tiên bạn nói đều ổn. Dù cho nội dung vô vị thế nào, thì một tâm trạng đồng cảm, thái độ tích cực và cách nói chuyện đầy cảm xúc sẽ khiến cho lời mở đầu của bạn thú vị hơn.

Bạn vẫn cảm thấy hơi run khi tiếp cận người lạ ư? Vậy hãy cùng tham gia thêm những trải nghiệm khác trên con đường đến đích giao tiếp thành công. Tôi sẽ dẫn các bạn lướt qua ba thủ thuật cơ bản nhất để giao tiếp với mọi người trong bàn tiệc – sau đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm chín thủ thuật nữa để cuộc nói chuyện về những vấn đề nhỏ nhặt thu được kết quả to lớn.

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)