PHẦN 8 DỰ TIỆC GIỐNG NHƯ MỘT CHÍNH TRỊ GIA

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 117 - 119)

CHÍNH TRỊ GIA

Bản liệt kê sáu điểm cần thiết khi dự tiệc của một chính trị gia

Khi được mời đi dự tiệc, hầu hết chúng ta đều có chung một ảo tưởng ngẫu nhiên về điều gì đó, đại loại như: “Chà, bữa tiệc thú vị đây... liệu người ta có phục vụ đồ ăn không nhỉ... hy vọng bữa tiệc sẽ diễn ra tốt đẹp... mà có thể sẽ có một vài người thú vị... bạn của mình sẽ đến chứ... mình nên mặc cái gì đây?”

Tuy nhiên, một chính trị gia không nghĩ về một bữa tiệc theo cách đó.

Trong lúc các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội nghiêm túc và những người thành đạt trong giới kinh doanh đang nhìn vào giấy mời thì theo bản năng họ liên tưởng đến một khía cạnh khác. Trước khi đi đến quyết định đồng ý hay từ chối, họ thảo ra một loạt các câu hỏi.

Đó là bản liệt kê sáu điểm cho một bữa tiệc. Ai? Khi nào? Cái gì? Tại sao? Ở đâu? Và như thế nào?

Những ai sẽ có mặt trong bữa tiệc đó?

Cụ thể hơn, những ai sẽ có mặt ở đó mà bạn nên gặp? Những chuyên gia tạo dựng quan hệ tính toán “Tôi phải gặp ai để bàn chuyện làm ăn? Tôi nên gặp ai để bàn về những vấn đề chính trị hay xã hội?” Và, nếu là một kẻ cô đơn đang tìm một nửa thì quan tâm đến việc sẽ gặp ai để có thể hẹn hò.

Nếu họ không biết ai sẽ tham dự buổi tiệc, họ sẽ chủ động hỏi. Các chính trị gia không ngần ngại điện thoại cho người chủ trì buổi tiệc và hỏi, “Những ai sẽ đến?” Khi người phụ trách buổi tiệc nói về danh sách khách mời, các chính trị gia ghi nhanh những cái tên mà họ quan tâm, sau đó đi đến quyết định gặp gỡ ai.

Tôi nên đến vào thời điểm nào?

Các chính trị gia không để đến lúc đi mới quyết định việc ăn mặc. Họ không tự hỏi, “Chà, tôi có nên đi muộn cho đúng kiểu cách không nhỉ?” Họ cẩn thận tính toán ước lượng thời gian xuất phát.

Nếu buổi tiệc có nhiều người tham gia, những người nổi tiếng thường đến sớm để bắt đầu theo đuổi mục đích nào đó của họ. Nhân vật quan trọng thường đến sớm để bàn chuyện kinh doanh trước khi những vị khách vốn “không thích bị nghĩ là người đầu tiên có mặt ở đây” bắt đầu đến. Họ không bao giờ xấu hổ vì đến sớm. Rốt cuộc, những đối tượng đến sớm gặp họ lại thường là những người thành đạt giống họ.

Nếu chương trình của họ mang tính xã giao hơn, họ cố gắng để ngỏ thời gian xuất phát và thời gian của bữa tiệc. Bằng cách đó, nếu họ làm quen được với một người mới quan trọng, họ có thể trò chuyện

với anh ấy. Hay lái xe đưa cô ấy về nhà. Hoặc đi đến một nơi nào đó uống cà phê. Tôi nên mang theo cái gì?

Bản liệt kê những đồ mang theo của một chính trị gia không như thông thường, một chiếc lược, lọ nước hoa, những viên kẹo bạc hà... Họ để trong túi xách hay ví các thứ dùng để tạo dựng quan hệ thiết thực hơn.

Nếu biết những nhân vật quan trọng sẽ đến bữa tiệc, họ sẽ để đầy danh thiếp. Nếu đó là một lễ hội, nơi mọi người không kể thang bậc xã hội và họ muốn nắm lấy một dịp thể hiện sự tao nhã truyền thống, họ sẽ mang theo card chỉ ghi tên và nếu có thể, địa chỉ và số điện thoại. (Một số người cảm thấy việc đưa cho mọi người danh thiếp của mình trong một khung cảnh xã hội thuần túy là hành động thiếu suy nghĩ.) Công cụ quan trọng nhất trong hành trang đến buổi tiệc là một tập giấy nhỏ và một cây bút để ghi lại những mối làm ăn quan trọng.

Lý do bữa tiệc được tổ chức?

Khả năng “nhìn thấu tâm can” của các nhà chính trị bộc lộ từ đây. Họ tự hỏi, “Lý do ẩn giấu đằng sau buổi tiệc là gì nhỉ?” Một trùm tư bản sẽ tặng cho con gái mình một bữa tiệc nhân dịp tốt nghiệp chăng? Một cổ đông vừa mới ly dị tổ chức một buổi tiệc sinh nhật đơn thuần chăng? Một doanh nghiệp thoi thóp sẽ kỷ niệm 10 năm hoạt động chăng?

“Tuyệt,” các chính trị gia tự nhủ, “Đó là những tấm bình phong. Nhưng lý do thực sự của bữa tiệc là gì?” Có thể nhà tư bản muốn tìm việc cho con gái, vì vậy ông ta đã mời rất nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng. Vị cổ đông nọ tổ chức buổi tiệc sinh nhật trở lại cuộc đời độc thân để tìm kiếm những người bạn khác giới xinh đẹp và tài năng trong danh sách khách mời. Doanh nghiệp kia thực sự cần chiến dịch quảng bá tốt nếu muốn trụ vững trong 10 năm tới. Vì vậy họ đã mời giới truyền thông và những người có ảnh hưởng trong xã hội.

Các chính trị gia có thừa khả năng suy luận để đoán được mục đích thực sự của chủ nhà. Tất nhiên họ sẽ không bao giờ thảo luận vấn đề này tại buổi tiệc. Tuy nhiên, sự thấu hiểu đặt họ vào một nhận thức chung cao hơn những người khác tại bữa tiệc.

Sự am hiểu của họ cũng mang lại những tác động tích cực đối với những người đến dự tiệc. Một chính trị gia hiểu biết sẽ giới thiệu cô gái đang tìm việc với một vài người trong hội đồng quản trị tại buổi tiệc hay kể về chủ bữa tiệc – người đàn ông tuyệt vời cho người phụ nữ quyến rũ nhất bữa tiệc. Khi mọi người ủng hộ nguyên nhân sâu xa của bữa tiệc, họ trở thành những vị khách mời thân quen và luôn được chào đón trong các sự kiện tiếp theo.

Các vị khách làm nghề gì?

Thường thì những người từ một nhóm nghề hay một nhóm lợi ích sẽ bao gồm hầu hết khách mời trong danh sách. Một chính trị gia khi chấp nhận bất cứ lời mời nào đều tự hỏi “Những nhóm người nào sẽ góp mặt trong buổi tiệc, và họ nghĩ gì?” Có thể là một nhóm các bác sĩ. Vì vậy, chính trị gia tìm kiếm những thông tin y học mới nhất và tập cách nói chuyện sao cho giống bác sĩ. Nếu khách mời là một nhóm những người ủng hộ phương pháp mới, chính trị gia sẽ ngay lập tức cập nhật kiến thức về

liệu pháp chữa bệnh bằng ngoại cảm, trạng thái thôi miên. Các chính trị gia không thể để mình trong tình trạng mù thông tin.

Tôi sẽ làm gì tiếp theo ?

Đây là vấn đề quan trọng cuối cùng. Tôi gọi nó là “Củng cố quan hệ.” Nó sẽ củng cố các mối quan hệ mà chính trị gia đã thiết lập được. Sau khi gặp được một đối tác làm ăn tốt và trao đổi danh thiếp, gần như mọi người đều nói, “Rất vui vì được trò chuyện với anh. Chúng ta sẽ giữ liên lạc nhé..”

Mục đích tốt đẹp này hiếm khi xảy ra mà không cần tới những nỗ lực phi thường.

Sau bữa tiệc, họ ngồi tại bàn và, giống như một trò chơi với quân bài, rải ra bàn các tấm danh thiếp của những người họ vừa làm quen. Sử dụng thủ thuật “Thông tin danh thiếp” được mô tả trong chương này, họ quyết định sẽ giải quyết với từng đối tượng như thế nào, vào thời điểm nào, dịp nào. Có nên gọi điện thoại cho người này không? Có nên đưa cho người đó một tấm giấy viết tay không? Có nên gửi thư điện tử hay gọi cho người khác hay không?

Hãy sử dụng danh sách sáu điểm cho một bữa tiệc – Ai? Khi nào? Tại sao? Ở đâu? Cái gì? Và như thế nào? – như một kế hoạch toàn diện.

Nào, bây giờ hãy đi vào từng nội dung cụ thể.

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)