Tạo cảm giác bạn là bạn thân của VIP

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 112 - 113)

Nguồn cảm hứng cho bí quyết tiếp theo này đến từ những trải nghiệm của tôi với những nhà vệ sinh công cộng giữa lòng thành phố Manhattan. Thành phố Manhattan có rất ít nhà vệ sinh công cộng. Và trong số những kiến trúc theo phong cách châu Âu, lôi cuốn, và tại thời điểm đó rất được đánh giá cao, không hề có bóng dáng nhà vệ sinh công cộng nào tại các góc phố.

Trong nhiều ngày, tôi đã thực hiện nhiều cuộc gọi chào hàng khắp thành phố New York bận rộn này, và gặp phải một vấn đề. Mỗi ngày vài lần, tôi thường cảm thấy khó chịu khi người thu ngân của quán cà phê luôn canh chừng rất cẩn thận nhà vệ sinh của họ. Một vài cửa hàng thậm chí còn trưng những tấm bảng hiệu nguệch ngoạc đầy hăm dọa bên trong cửa sổ, “Nhà vệ sinh chỉ dành cho khách hàng.”

Tôi nhận thấy nếu tôi chơi bài ngửa—đi thẳng đến chỗ người thu ngân và hỏi liệu tôi có thể sử dụng nhà vệ sinh không—tôi sẽ chỉ nhận được cái lắc đầu.

Vì vậy tôi đã sử dụng một bí quyết sau đây. Không thèm ngó ngàng gì đến người thu ngân, tôi tự tin đi nghêng ngang vào quán cà phê. Tôi đi nhanh qua người gác nhà vệ sinh và nhìn chằm chằm vào quán. Cô ấy cho rằng tôi đang đến để ăn trưa hoặc chỉ đơn giản quay trở lại để lấy đôi găng tay để quên. Một lần khi đã vượt qua được người gác cửa của nhà vệ sinh, tôi đợi đến lúc cô ấy bận thanh toán hóa đơn. Sau đó, nhanh như chớp, tôi chạy thục mạng vào nhà vệ sinh.

Tôi sẽ chuyển thủ đoạn lừa bịp trên thành một thủ thuật gọi điện hữu hiệu. Bạn có thể sử dụng thủ thuật này để đánh lừa các thư ký và né tránh cái nhìn soi mói thiếu thiện cảm của họ. Thay vì chơi bài

ngửa và hỏi tên bạn hàng, hãy nói “Anh ấy có trong đó không?” hoặc “Cô ấy có ở đó không?” Việc sử dụng đại từ sẽ qua mặt được người thư ký, kèm theo điệu bộ “Hừm, ngày nào tôi chả gọi đến đây”.

Thủ thuật #68: Qua mặt người gác cổng

Thay vì sử dụng tên bạn hàng của bạn, hãy nhắc đi nhắc lại đại từ anh ấy hoặc cô ấy.

Đừng nói “Vâng, tôi có thể nói chuyện với cô X được không ạ?”mà hãy nói “Xin chào, tôi là Bob Smith đây, có cô ấy ở đó không?” Sử dụng đại từ quen thuộc “cô ấy” để ám chỉ với người trợ lý rằng bạn và sếp của cô ta là bạn bè thân thiết.

Một phần của tài liệu 5435-nghe-thuat-giao-tiep-de-thanh-cong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)