Chỉ nghe hai người nói chuyện với nhau một lúc, bạn có thể biết được rất nhiều điều về mối quan hệ của họ.
Việc họ đang thảo luận về điều gì hay giọng điệu của họ như thế nào không quan trọng. Bạn bị bịt mắt mà vẫn có thể nói được rất nhiều điều về mối quan hệ của họ do thủ thuật mà tôi muốn chia sẻ chẳng liên quan gì đến ngôn ngữ cơ thể.
Mức độ lôi cuốn của cuộc đối thoại sẽ càng lộ rõ khi họ có mối quan hệ gần gũi hơn. Đây là cách phát triển của nó:
Cấp độ 1: Những lời sáo rỗng
Hai người lạ đang nói chuyện với nhau chủ yếu dùng những câu từ sáo rỗng. Ví dụ, khi nói chuyện về thời tiết, một người nói “Thời tiết nắng ráo thật đẹp”. Đó là cấp độ 1.
Cấp độ 2: Sự kiện
Những người biết nhau nhưng cũng chỉ vừa mới quen thường thảo luận về những sự kiện: “Cậu biết không, Joe, chúng ta có nhiều hơn gấp đôi những ngày nắng ráo trong năm nay so với năm trước để hẹn
hò.”
Cấp độ 3: Cảm giác và những câu hỏi cá nhân
Khi đã trở thành những người bạn, họ thường bộc lộ cảm xúc với nhau, thậm chí là về cái chủ đề xưa như chủ đề thời tiết. “George, tôi thực sự yêu những ngày nắng ráo này.” Họ cũng hỏi nhau những câu hỏi có tính chất cá nhân. “Cậu thế nào, Betty? Cậu có thích nắng không?”
Cấp độ 4: Những lời tuyên bố của “chúng ta”
Bây giờ chúng ta sẽ tiến đến mức độ thân mật cao nhất. Mức độ này phong phú hơn sự kiện và tạo ra một mối quan hệ gắn bó hơn. Đó chính là những lời tuyên bố của chúng ta. Những người bạn của nhau khi thảo luận về thời tiết sẽ nói rằng “Nếu chúng ta tiếp tục có những ngày thời tiết đẹp như thế này, thì đây sẽ là một mùa hè thật tuyệt vời”. Người đang yêu có lẽ sẽ nói với nhau “Em hi vọng thời tiết sẽ tiếp tục đẹp như thế này để chúng mình có thể đi bơi.”
Một thủ thuật nhằm đạt được sự thân mật tuyệt đối trong lời nói nảy sinh từ hiện tượng này. Đơn giản là hãy sử dụng từ “chúng ta” một cách bản năng. Bạn có thể sử dụng nó để làm cho một khách hàng, một nhân vật tiềm năng, một người xa lạ cảm thấy bạn từ lâu đã là bạn của họ. Hãy sử dụng nó để làm cho đối tượng tiềm năng cảm thấy hai người từ lâu đã là một cặp. Tôi gọi đó là Sớm sử dụng từ chúng ta. Trong các cuộc hội thoại dân dã, đơn giản hãy bỏ qua mức độ một và hai, tiến thẳng lên mức độ ba và bốn.
Hãy hỏi cảm giác của ai đó về một số điều giống như cách bạn vẫn dùng để hỏi bạn bè. Sau đó, sử dụng đại từ chúng ta khi nói về những điều có thể ảnh hưởng đến cả hai người.
Thủ thuật #49: Sớm sử dụng từ “chúng ta”
Tạo ra một cảm giác thân mật với bất kì ai, thậm chí là những người bạn chỉ mới gặp vài lần trước đó. Hãy nắm bắt những dấu hiệu trong tâm hồn họ bằng cách lướt nhanh cuộc hội thoại ở cấp độ một và hai đồng thời chuyển sang cấp độ ba và bốn. Hãy tạo ra cảm giác thân mật bằng cách sử dụng những từ giàu cảm xúc “chúng ta” và “của chúng ta”.
Từ “chúng ta” nuôi dưỡng sự gắn kết, khiến người nghe cảm thấy gắn bó với bạn. Khi bạn sớm nói từ “chúng ta” hay “của chúng ta”, cả với người lạ, trong tiềm thức, nó cũng sẽ kéo họ lại gần bạn hơn. Nó ngầm tạo ra cảm giác là các bạn từng là những người bạn của nhau. Tại bữa tiệc, bạn có thể nói với ai đó đứng sau bạn trong hàng lấy đồ ăn “Này, trông thật tuyệt, họ đã bày một bữa ăn thật thịnh soạn cho chúng ta”.
Những người bạn, người yêu và đồng nghiệp thân thiết của nhau đều có một điểm chung gì? Đó là quá khứ. Thủ thuật cuối cùng trong phần này là cách tạo cho người mới quen một sự gần gũi và một cảm giác như thể hai bạn đã có chơi với nhau, ở bên nhau và làm việc cùng nhau từ rất lâu.