Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn
2.1.6.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn
Các chủ trương, chính sách hợp lý sẽ tạo nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất RAT. Nhà nước cần có các chủ trương, chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho ngành nông nghiệp sản xuất RAT như: chính sách kinh tế nhiều thành phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh bảo vệ sản phẩm trong nước, chính sách hổ trợ tạo đầu ra ổn định, hổ trợ vốn, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách về giá và bảo vệ người sản xuất. Bên cạnh đó nhà
nước cần phải thực hiện quảnlý quy trình sản xuất chặc chẽ, phổ biến cho người dân thực hiện và làm theo. Nghiêm cấm các hành vi sản xuất không tuân thủ theo quy trình sản xuất rau an toàn, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Bên
cạnh đó cần phải đảm bảo các quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất RAT như: về nhân lực, đất trồng, phân bón, nước tưới tiêu, kỹ thuật canh tác RAT,
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản rau an toàn, công bố tiêu chuẩn RAT, sản phẩm RAT, tổ chức sản xuất kiểm tra và giám sát rau an toàn (Đào Thế Tuấn, 2012).
Trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý và định hướng của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Trong quá trình quản lý, nhà nước sử dụng sử dụng các công cụ của mình như: Chính sách, pháp luât…để điều chỉnh, định hướng và tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển một cách hiệu quả, vững chắc và đúng hướng. Sự quản lý của nhà nước chặt chẽ, hợp lý, các chính sách sát thực và hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển và ngược lại (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Chính sách cho phát triển sản xuất RAT được ban hành từ các Bộ, ngành, Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ rau an toàn. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất RAT (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).
2.1.6.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn
Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch Rau an toàn phải đảm bảo phát triển theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường tại mỗi địa phương, gắn với đầu tư cho khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi tiêu thụ trên thị trường. Từ đó làm cơ sở cho việc hình thành và mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn. Tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau và rau an toàn theo nhiều hình thức khác nhau (liên doanh, liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm…) để gắn kết giữa sản xuất và thị trường (Phạm Thị Phúc, 2014).
Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn hiện nay là do chịu ảnh hưởng của thời tiết bất thường, giá cả vật tư đầu vào biến động, giá thị trường không ổn định, thiếu lao động ở nông
thôn. Các vùng qui hoạch sản xuất rau an toàn chưa đa dạng chủng loại rau an toàn, vùng qui hoạch chưa rõ ràng và cần phải có cơ quan đứng ra cam kết chất lượng. Quy mô, diện tích quy hoạch tập trung không đảm bảo, cơ sở hạ tầng còn
khó khăn. Về phía người sản xuất, đề xuất chủ yếu vẫn tập trung vào các chính sách kích thích mở rộng thị trường tiêu thụ RAT và chính sách qui hoạch tổng thể để giảm ảnh hưởng của các hộ sản xuất rau thường ở trong vùng (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).
2.1.6.3. Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất rau an toàn
Cơ sở hạ tầng bao gồm như: Đường giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc…vv, Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn
cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT. Trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất, việc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung, RAT nói riêng là rất quan trọng để phục vụ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng trong nôngnghiệp như: Nhà kính, nhà che Nilông, rau trồng trong dung dịch không cần đất, công nghệ khoa học đảm bảo an toàn không chứa độc tố, hợp vệ sinh môi trường, mẫu mã đẹp, dễ thiêu thụ sảm phẩm, đặc biệt vào các siêu thị, cửa hàng lớn. RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng khá lớn về trang thiết bị kỹ thuật như: các loại nhà che, nhà lưới, nhà vòm, nhà kính..vv. Điều này góp phần đáng kể vào việc giữ chất lượng cho RAT (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).
Yếu tố vật chất cơ bản như nhà lưới, nguồn nước sạch, đường điện, giao thông, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị phục vụ sơ chế có ảnh hưởng nhất định đối với việc sản xuất RAT. Nếu muốn sản xuất RAT phát triển thì cần có cơ sở hạ tầng chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đảm bảo cơ sở chuẩncho sản xuất rau an toàn là một vấn để khó khăn đối với người sản xuất khi kinh phí hạn hẹp, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ cần thiết (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
2.1.6.4. Nguồn lực cho phát triển sản xuất RAT trong các tổ chức sản xuất RAT
a. Lao động: Việt Nam là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng đó cũng là vấn đề trở ngại cho sự phát triển tìm kiếm việc làm đòi hỏi sự phân phối lao động một cách hớp lý nhất. Nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung phần lớn ở vùng nông thôn, làm thế nào để tận dụng triệt để và tối đa các lợi thế vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng là điều hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, cũng như sản xuất RAT nói riêng. Để có thể áp dụng những quy trình tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm rau an toàn đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm và hiểu biết về sản xuất rau an toàn (Nguyễn Thị Hồng
Nhung, 2013).
b. Vốn:Trên thực tế hiện nay cho thấy vốn trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vốn tự có của gia đình, hay đi vay các tổ chức, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước đã có những chính sách để hỗ trợ người dân vay vốn phục vụ cho sản xuất RAT nhưng nguồn vốn đó chỉ đảm bảo một phần rất nhỏ cho người dân sản xuất RAT chính vì vậy cần có các chính sách đầu tư vốn ngân sách nhiều hơn nữa cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau tạo điều kiện cho người nông dân phát triển các mô hình sản xuất rau an toàn. Thiếu vốn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh, nâng cao trình độ người sản xuất, trang bị các máy móc thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc giải quyết kịp thời vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất RAT là cần thiết trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013).
c. Đất đai: Có những đặc tính về cơ, lý, hóa, sinh ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp. Xét về góc độ quy mô diện tích bình quân cho một nhân khẩu, lao động, cách thức phân phối quỹ đất nông nghiệp là điều kiện kinh tế. Các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, lao động ngày càng cao, càng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hình thành và phát triển. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân của một nhân khẩu, một lao động, bên cạnh đó tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ làm cho chỉ tiêu này ngày càng ít quan trọng hơn đối với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay chỉ tiêu này là quan trọng (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013).
2.1.6.5. Dịch vụ khuyến nông
Dịch vụ khuyến nông hiện nay rất quan trọng để góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trong sản xuất RAT. Trong đó tập trung việc tuyên truyền, quảng bá, nâng cao ý thức của người dân về sản xuất RAT. Cung cấp thông tin về giá đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, về quy trình sản xuất RAT. Xây dựng mô hình trình diễn RAT mới gắn với mô hình với việc đào tạo tại hiện trường để
nâng cao kỹ năng thực hành cho nông dân nhằm thực hiện tốt quy trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm mớikhác biệt với sản xuất đại trà (Phạm Thị Phúc, 2014).
Xây dựng mô hình mẫu về liên kết dọc giữa doanh nghiệp làm trung gian phân phối,người sản xuất và kênh bán lẻ (Nguyễn Thị Thu Phương, 2014).
Tập huấn, nâng cao trình độ cho người dân trong việc quản lý, trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thị sản phẩm…được đảm bảo (Trần Khắc Thi, 2015).
Trong những năm gần đây dịch vụ khuyến nông đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt có tập huấn đưa các mô hình nông nghiệp trong sản xuất RAT vào ứng dụng khoa học công nghệ, tuy nhiên việc thực hiện dịch vụ khuyến nông còn chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ trong đó đặc biệt là khâu tuyên truyền, xây dựng mô hình khuyến nông, bên cạnh đó thực tế sản xuất rau an toàn của người nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ, trong khi đó người nông dân phải rất “đa năng”: vừalo sản xuất, vừa lo sơ chế, bao gói sản phẩm,… rồi tự lo tiêu thụ vì vậy quản lý rau an toàn rất khó khả thi (Nguyễn Thị Thu Phương, 2014).
2.1.6.6. Thị trường
a. Nhu cầu thị trường: Chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị hoá, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khoẻ đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về lợi ích đối với sức khoẻ từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
b. Cung sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn và về đối tượng tiêu dùng. Vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường rau thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp. Khi số lượng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các nhà sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về số lượng, chất lượng và về đối tượng khách hàng (Nguyễn Thị Thu Phương, 2014).
c. Giá cả là yếu tố quan trọng: là thước đo sự điều hoà cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần chú ý đến:
+ Chất lượng rau an toàn: rau đã được qua kiểm nghiệm hay chưa? Vì điều đó có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người sản xuất chất lượng rau tốt tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, nếu là rau an toàn thực sự thì người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn gấp 1,5-2 lần so với rau thường, mặt khác còn tạo được lòng tin đối với khách hàng cả trong hiện tại và tương lai đặc biệt là làm tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng tạo cho họ một sự an tâm khi sử dụng sản phẩm,và đảm bảo có sức khoẻ tốt (Phạm Thị Phúc, 2014).
+ Loại sản phẩm thay thế rau an toàn: Khi giá cả rau an toàn tăng lên làm nhu cầu sản phẩm thay thế có thể tăng lên như hoa tươi, rau thường (Phạm Thị
Phúc, 2014).
+ Loại sản phẩm bổ sung: là những sản phẩm mà khi sử dụng một loại sản phẩm nay phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác như: trái cây…(Phạm Thị
Phúc, 2014).
d.Nghiên cứu thị trường rau an toàn: là nhằm xác định khả năng tiêu thụ rau an toàn của cơ sở sản xuất. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường các sản phẩm rau an toàn so với nhiều thị trường khác. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường về số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại, thời gian, địa điểm. Nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh của mình - nghĩa là không chỉ nghiên cứu cả về nhóm người mua, mà cả nhóm người bán- người cung ứng. Làm như vậy giúp cho nhà sản xuất, kinh doanh tìm ra khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường trong điều kiện có nhiều người bán và nhiều người mua. Để nghiên cứu thị trường có thể thông qua
sự biến động giá cả, lòng tin của người tiêu dùng vơí từng sản phẩm rau an toàn, qua phương pháp tiếp thị, dư luận và ý kiến của khách hàng (Nguyễn Thị Thu Phương, 2014).
2.1.6.7. Điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện địa lý: có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như phát triển sản xuất RAT nói riêng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt ở mỗi vùng có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai thác và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở các địa bàn đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau, điều kiện địa lý có thuận lợi mới có
b. Điều kiện khí hậu:Đây là yếu tố mang tính quyết định cho sản xuất RAT, nên cần phải phân tích những thông số cơ bản của khí hậu tai từng địa phương như: Lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí…vv đánh giá mức độ ảnh hưởng để phát triển của từng loại cây trồng cụ thể. Rau là sản phẩm của quá trình
trồng trọt nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi các dự báo thời tiết, bố trí các biện pháp luân canh gieo trồng thích hợp nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết gây ra (Phạm Thị
phúc, 2014).
c. Điều kiện đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp điều kiện đất đai rất quan trọng, trong đó đất đai được phân tích, đánh giá ở mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất xuất RAT gồm có: Tổng diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp, các đặc điểm về đất, địa hình, độ cao của đất đai. Xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định (Phạm Thị phúc, 2014).
d. Nguồn nước: Sản phẩm rau an toàn có chứa hàm lượng nước cao, chiếm khoảng 75 - 90% nên trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến nguồn nước tưới, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn, nếu có thể thì dùng nước giếng khoan đã qua xử lí(Phạm Thị phúc, 2014).
e. Tập quán canh tác: Việc thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng hệ