Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 91 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,

4.1.7. Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau an toàn

Bên cạnh quá trình tăng diện tích các loại rau trong những năm gần đây, do sự mạnh dạn đầu tư và chịu khó học hỏi của các hộ nông dân nên năng suất và sản lượng các loại rau tăng lênđáng kể.

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất kinh doanh rau an toàn năm 2015 - 2017

TT Loại cây Tổng thu (nghìn đồng) So sánh (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 16/15 17/16 BQ

1 Bắp cải 729.600 882.000 1.980.000 120,89 224,49 164,74 2 Cà chua 190.000 210.000 1.665.000 110,53 792,86 296,03 3 Cải các loại 2.964.000 3.276.000 4.410.000 110,53 134,62 121,98 4 Đậu cove 3.078.000 3.402.000 4.905.000 110,53 144,18 126,24 5 Các loại khác 2.120.400 2.343.600 6.210.000 110,53 264,98 171,13 Tổng 9.082.000 10.113.600 19.170.000 111,36 189,55 145,28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.10 ta thấy, tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh RAT của huyện Mộc Châu luôn tăng cao qua các năm. Bình quân từ năm 2015 đến 2017

tăng 45,28%. Nguyên nhân là do nhân dân trong xã áp dụng quy trình sản xuất RAT vào sản xuất, áp dụng giống, phân bón và thuốc BVTV mới làm tăng năng suất và chất lượng RAT, từ đó nâng cao được thu nhập của hộ.

Qua ba năm, thu nhập bình quân các loại rau tăng mạnh, trong đótốc độtăng

bình quân mạnh nhất là rau Cà chua (tăng 96,03 %), rau ăn lá, củ quả (tăng 71,13%),

bắp cải (tăng 64,74%), đậu cove (tăng 26,24%). Nguyên nhân diện tích tăng do chuyển đổi cây ăn quả kém hiểu quả kinh tế sang trồng rau an toàn, bên cạnh đó giá cả RAT cao đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, có thương hiệu RAT VietGap.

Dưới bảng 4.11 cho thấy, tính bình quân cho một sào Bắc bộ, chưa kể chi phí lao động gia đình tổng chi phí vật chấtbình quân của một hộ bỏ ra đối với bắp cải là 2.108,27 đồng/sào; cà chua là 4.947,39 đồng/sào; su hào là 1.857,39 đồng/sào và có sự khác nhau giữa các nhóm hộ đang sản xuất theo các mô hình khác nhau.

Trong tổng chi phí vật chất thì chi phí về phân bón, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu, bình quân một hộ chi khoảng 275,82 đồng/sào bắp cải cho thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 13,08 % tổng chi phí); chi 672,28 đồng/sào cà chua (chiếm 13,58% tổng chi phí); chi bình quân 269,68 đồng/sào su hào (chiếm 14,51% tổng chi phí). Ngoài ra các hộ chi phí vật tư, phương tiện khác phục vụ cho sản xuất như: xe máy, bình phun, máy bơm, dụng cụ quang gánh…Mức chi phí này cao hơn ở những hộ tham gia sản xuất RAT do các hộ sản xuất theo mô hình này chủ yếu chỉ sử dụng các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học là thuốc có giá cao hơn nhiều so với thuốc có nguồn gốc hóa học.

Bình quân một sào bắp cải có từ 1.100 đến 1.200 cây tùy theo từng thời điểm và chất lượng của các giống rau, giá dao động từ 15 nghìn đến 20 nghìn/cây cho thu nhập bình quân 8.072,48 đồng. Một sào cà chua cho thu hoạch từ 1 - 1,5 tấn cho doanh thu bình quân khoảng 11.153,88 đồng. Một sào su hào cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tạ cho doanh thu 7.196,90 đồng, giá dao động từ 15 nghìn đến 18 nghìn đồng/1kg.

Do được triển khai, có giấy chứng nhận, thương hiệu và có tổ chức, cơ quan đứng ra thu mua nên giá bán và năng suất sản xuất rau theo quy trình RAT so với rau thường cao hơn so với rau thường. Chi phí và ngày công lao động trong sản xuất RAT cao hơn nên thu nhập mang lại cao hơnso với rau thường.

Như vậy, chính sách phát triển RAT được áp dụng tại địa phương đã thu được những kết quả khá khả quan, năng suất, sản lượng cũng như tổng thu nhập của hộ sản xuất RAT so với hộ chưa sản xuất RAT tăng lên rõ rệt, qua đó góp

Bảng 4.11. Mức đầu tư và hiệu quả sản xuất một số loại RAT

(tính bình quân cho 1 hộ/sào bắc bộ)

ĐVT: 1000đ/sào Bắc bộ

Loại cây Sản xuất RAT(1) Sản xuất thường (2) rau So sánh (lần) (1)/(2)

1. Cây bắp cải 1.1 Tổng chi phí 2.128,17 2.088,36 1,02 - Giống 235,35 210,14 1,12 - Phân bón 447,2 439 1,02 - Thuốc BVTV 294,21 257,43 1,14 - Thuê làm đất 300 300 1,00 - Thuê lao động 230,27 230,65 1,00 - Nước tưới 430,84 430,84 1,00 - Khác 190,3 220,3 0,86 1.2 Giá trị sản xuất 8.102,35 8.042,61 1,01 1.3 Thu nhập BQ 5.974,18 5.954,25 1,00 2. Cây cà chua 2.1 Tổng chi phí 5.340,06 4.554,71 1,17 - Giống 282,22 285,54 0,99 - Phân bón 830,09 854,94 0,97 - Thuốc BVTV 697 647,56 1,08

Mua nứa làm giàn 480 450,15 1,07 - Thuê làm đất 300 300 1,00 - Thuê lao động 2.115,30 1.405,20 1,51 - Nước tưới 635,45 611,32 1,04 2.2 Giá trị sản xuất 11.985,40 11.153,88 1,07 2.3 Thu nhập BQ 6.645,34 6.599,17 1,01 3. Cây su hào 3.1 Tổng chi phí 1.847,41 1.867,50 0,99 - Giống 210,54 220,75 0,95 - Phân bón 295,34 350,14 0,84 - Thuốc BVTV 284,36 255 1,12 - Thuê làm đất 330,45 320,15 1,03 - Thuê lao động 200,5 180,3 1,11 - Nước tưới 370,82 370,82 1,00 - Khác 155,4 170,34 0,91 3.2 Giá trị sản xuất 7.191,11 7.196,90 1,00 3.3 Thu nhập BQ 5.343.70 5.329,40 1,003

4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ỞHUYỆNMỘC CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)