Sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,

4.1.4. Sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau an toàn

Phát triển công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất RAT đem lại hiệu quả cao, góp phần làm tăng năng suất trong các hoạt động sản suất, kinh doanh. Đồng thời, nhận thức của bà con nông dân về ý nghĩa, lợi ích của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng nâng cao một cách rõ rệt, đặc biệt là trong sản xuất, bảo quản, chế biến.

Năm 2016, huyện Mộc Châu đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới cho các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình với diện tích 47.000 m2, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước theo công nghệ ISRAEL với diện tích 7,5 ha RAT tại xã Mường Sang, xã Đông Sang, xã Chiềng Hắc. Ngoài diện tích nhà nước hỗ trợ các HTX đã chủ động đầu tư thêm nhà lưới với tổng diện tích 3.000m2. Kết quả đã

tiết kiệm được nước tưới, nhân công, chi phí, sản phẩm chất lượng tốt và hiệu quả. Trong 3 năm (2015 - 2017) đã tổ chức được 35 lớp tập huấn cho gần 1.500 lượt người tham gia về quy trình, kỹ thuật sản xuất RAT cho Ban giám đốc HTX, Tổ hợp tác, các hộ trồng RAT từ đó nâng cao kiến thức để sản xuất RAT theo hướng bền vững và hiệu quả. Ban quản lý HTX còn tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giúp bà con dần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống, sang phương thức canh tác mới. Trên cơ sở đó, HTX định hướng thành viên áp dụng

tốt phương pháp sản xuất mới như: Sử dụng phân vi sinh, điều kiện bảo quản, ghi chép sổ nhật ký sản xuất, tận dụng phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh thay cho phân hóa học, thời gian cách ly với thuốc trước khi thu hoạch,...

Tuy nhiên, hiện nay tại huyện việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất RAT vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là công nghệ chế biến nông sản chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng vùng nguyên liệu hiện có; hầu như các HTX, doanh nghiệp chưa có nhà sơ chế, phân loại đóng gói, vận chuyển và kho lạnh bảo quản sản phẩm theo đúng quy cách, quy định, còn sơ chế, phân loại, bảo quản mang tính tạm thời. Cần phải có những biện pháp hỗ trợ phù hợp cả về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kinh phí, thị trường… cũng như đầu tư theo chiều sâu, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Có thể nói, với những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế trong việc phát triển công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất trong thời gian qua là cơ sở để huyện đúc rút những kinh nghiệm quý báu để xây dựng các biện pháp thích hợp, huy động tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh vào sản xuất RAT trên quy mô lớn, thực sự nâng cao chất lượng, sản lượng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực. Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo và đặc biệt là nguồn lực khoa học công nghệ và kỹ thuật đang được tăng cường.

Theo quy trình sản xuất RAT chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ không qua xử lý (phân tươi). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý. Phải lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi từ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua), phải lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phânbón và chất phụ

gia (ghi từ thời gian bón, tưới phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón và tên người bón).

Bảng 4.5. Sử dụng phân bón ở các hộ điều tra

TT Chỉ tiêu điều tra Số hộ điều tra (hộ) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) Chủng loại phân bón đãsử dụng 1 Phân tươi 90 0 0,0 2 Phân bón hóa học 90 90 100,0 3 Phân bón vi sinh, hưu cơ vi sinh 90 50 55,6 4 Phân bón qua lá 90 5 5,6

Cách chọn phân bón 5 Tự chọn 90 20 22,2 6 Chọn theo người xung quanh 90 2 2,2 7 Do người bán gợi ý 90 3 3,3 8 Theo quy trình sản xuất RAT 90 65 72,2

Liều lượng phân bón sử dụng 9 Theo khuyến cáo trên bao bì 90 74 82,2 10 Tăng hơn so với khuyến cáo 90 16 17,8 11 Giảm hơn so với khuyến cáo 90 74 82,2

Thời gian cách ly trước khi thu hoạch 12 Theo quy định (>10 ngày) 90 76 84,4 13 Sớm hơn quy định 90 14 15,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Tình hình cung ứng và sử dụng phân bón: Cây rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm cao. Vì vậy phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phân bón luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt là

cây rau. Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóa học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Việc sử dụng phân bón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, sản xuất rau an toàn nói riêng là một việc làm cần thiết. Qua số liệu điều tra 90 hộ sản xuất rau cho thấy 100% số hộ nông dân sử dụng phân bón hóa học trên RAT, cả phân đơn và phân tổng hợp (Urê,

Kali, Supe lân, NPK tổng hợp... Số hộ sử dụng phân vi sinh và hữu cơ vi sinh chiếm 55,6% số hộ điều tra). Số hộ dùng phân bón lá còn có 5 hộ chiếm 5,6%. Có 20 hộ chiếm 22,2% tự chọn phân bón theo kinh nghiệm bản thân; 65 hộ chiếm 72,2% lựa chọn theo qui trình sản xuất RAT đã được tập huấn; 3 hộ chiếm

3,3 % lựa chọn theo gợi ý của người bán và những người xung quanh. Liều lượng phân bón theo khuyến cáo trên bao bì chiếm 82,2% tăng lượng phân bón cao hơn so với khuyến cáo; đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch chiếm 84,4%; không bảo đảm thời gian cách ly theo quy định trước khi thu hái sản phẩm chiếm 15,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)