TT Mục đích sử dụng SL (ha) 2015 CC 2016 2017 So sánh (%) (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 16/15 17/16 BQ Tổng diện tíchtự nhiên 108.167 100 107.171 100 107.170 100 99 100 100 I Đất Nông nghiệp 84.022 78 84.245 79 83.846 78 100 100 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 33.597 40 33.905 40 33.177 40 101 98 99
1.1 Đất trồng cây hàng năm 28.183 84 29.201 86 28.632 86 104 98 101 + Đất trồng lúa 2.093 7 2.031 7 2.024 7 97 100 98 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.124 4 2.354 8 2.032 7 209 86 148 + Đất trồng cây hàng năm khác 24.966 89 24.816 85 24.576 86 99 99 99
1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.414 16 4.704 14 4.545 14 87 97 92
2 Đấtlâm nghiệp 50.304 60 50.162 60 50.491 60 100 101 100 + Đất rừng sản xuất 21.644 43 23.780 47 23.834 47 110 100 105 + Đất rừng phòng hộ 25.980 52 24.174 48 24.449 48 93 101 97 + Đất rừng đặc dụng 2.680 5 2.208 4 2.208 4 82 100 91 3 Đất nuôi trồng thủy sản 100 0.1 117 0.1 117 0.1 117 100 109 4 Đất nông nghiệp khác 21 0.02 61 0.1 61 0.1 290 100 195
II Đất phi nông nghiệp 4.758 4 5.222 5 6.108 6 110 117 113 III Đất chưa sử dụng 19.387 18 17.704 17 17.216 16 91 97 94
Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2017 là
107.170 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 83.846 ha (chiếm 78%), diện tích đất đai của toàn huyện qua ba năm có sự biến động theo chiều hướng giảm dần
diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 33.117 ha (chiếm 40%), nguyên nhân chủ yếu do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện và quy hoạch khu dân cư, các công trình, dự án, trụ sở của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và khu công nghiệp Mộc Châu; đất lâm nghiệp: 50.491 ha (chiếm 60%); đất nuôi trồng thủy sản: 117 ha (chiếm 0,1%); đất nông nghiệp khác: 61 ha (chiếm 0,1%); đất phi nông nghiệp: 6.108 ha (chiếm 6%); đất chưa sử dụng: 17.216 ha (chiếm 16%). Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nên trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau đã có một số chỉ tiêu thực hiện còn thấp so với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, xây dựng các quy chế về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện, chỉ đạo các bản, tiểu khu, khu vực dân cư xây dựng hương ước trong đó thể hiện việcthực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình(Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động và thực hiện có hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; gắn với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đối với nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng dân tộc thiểu số(Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Với lực lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã có những thuận lợi đáng kể, tuy nhiên nó cũng có những khó khăn, hạn chế đó là giá trị ngày công lao động nông nghiệp còn ở mức thấp so với các ngành khác. Do vậy có thể đánh giá nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện rất dồi dào, đa dạng đáp ứng vượt mức các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, kể cả nền sản xuấtnông nghiệp với chất lượng cao (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Kết quả điều tra khảo sát chỉ số dự báo mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện đáng báo động, tỷ số giới tính khi sinh giữa nam và nữ là 120/100. (Chi tiết bảng 3.2)
Bảng 3.2.Tình hình lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của huyện Mộc Châunăm 2015 - 2017 Chỉ Tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 16/15 17/16 BQ I, Tổng số hộ Hộ 23.743 - 24.516 - 27.481 - 103,26 112,09 108
II, Tổng số nhân khẩu Người 107.176 - 108.889 - 111.977 - 101,60 102,84 102
III, Tổng số lao động Người 61.019 56,93 61.415 56,40 62.803 56,09 100,65 102,26 101
-Lao động nông nghiệp 46.931 76,91 47.640 77,57 48.377 77,03 101,51 101,55 102 - Lao động công nghiệp - xây dựng 4.106 6,73 3.690 6,01 3.676 5,85 89,87 99,62 95 -Lao động dịch vụ, du lịch, thương mại 9.982 16,36 10.085 16,42 10.750 17,12 101,03 106,59 104
IV, Chỉ tiêu BQ
- Khẩu/hộ Người
/
hộ 4,51 - 4,44 - 4,07 - 98,45 91,67 95,06
- Lao động/hộ LĐ/hộ 2,56 - 2,51 - 2,29 - 98,05 91,24 94,64 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mộc Châu (2017)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số hộ trên địa bàn huyện năm 2015 là 23.743
hộ, đến năm 2017 tăng lên 27.481 hộ, bình quân ba năm tăng 108 %. Số nhân khẩu tăng từ 107.176 người năm 2015 lên 111.977 năm 2017, tăng bình quân ba năm 102%. Số lao động nông nghiệp tăng nhẹ qua các năm, tăng từ 46.931
người năm 2015 lên 48.377 người năm 2017, bình quân qua ba năm tăng 102%; lao động dịch vụ, du lịch, thương mại tăng từ 9.982 năm 2015 lên 10.750 người năm 2017, bình quân qua ba năm tăng 104%, trong khi đó lao động công nghiệp
- xây dựng giảm bình quân ba năm 95%. Qua số liệu trên ta thấy xu hướng thay đổi cơ cấu ngành nghề của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới.
Chỉ tiêu bình quân nhân khẩu trên hộ giảm 4,51 người năm 2015 xuống 4,07 người năm 2017, giảm bình quân 95,06%. Đồng thời số lao động cũng giảm từ 2,56 người năm 2015 xuống 2,29 người, giảm bình quân 94,64%.
Về thu hút nguồn nhân lực: Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, từ năm 2015 - 2017 trung tâm đã liên kết đào tạo mở 5 lớp với 180 học viên và trực tiếp tổ chức đào tạo 11 lớp với 325 học viên lao động nông thôn. Đa số lao động hiện nay đãqua đào tạo chỉ là đạo tạo sơ cấp nghề và nghề ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các ngành nông, lâm nghiệp. Lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp -
xây dựng và dịch vụ, nhất là du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng tình hình thực tế.
Nguồn nhân lực chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nên kỹ năng lao động và ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động còn hạn chế. Trong đi đó thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại huyện còn rất hạn chế do hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn để thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao và huyện Mộc Châu cũng chưa có cơ chế, chính sách đặc thù về trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Hiện nay huyện đang tập trung nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có trình độ lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn để bố trí vào các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, song để làm được việc này cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng của tỉnh đối với huyện Mộc Châu(Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
Là một huyện của tỉnh Sơn La, với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế cũng như văn hóa xã hội, cho đến nay huyện Mộc Châu có hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật tương đối hoàn thiện (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Hệ thống đô thị phát triển tích cực, tạo ra động lực tăng trưởng và điều phối phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch dân cư nông thôn và thu hút lao động từ nơi khác đến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn hơn (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Huyện có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu, thị trấn Mộc
Châu, là cơ sở để hình thành thị xã Mộc Châu và các thị tứ, trong đó có thị tứ tiềm năng phát triển thành thị trấn trong tương lai gần (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Hệ thống đường giao thông chủ yếu là giao thông đường bộ với tổng chiều dài là 733,6 km, trong đó đường quốc lộ là 113,7 km, tỉnh lộ 37,3 km, còn lại là đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn, bản). 14/15 xã, thị trấn thuộc huyện đều đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, thị trấn, chỉ còn đường ô tô vào xã Chiềng Khừa đang được triển khai xây dựng, tình hình cụ thể như sau:
- Đường quốc lộ gồm quốc lộ 6 đã được nâng cấp, là tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc, đoạn chạy qua huyện dài 32,7 km, quốc lộ 43 tổng chiều dài 81 km từ bến phà Vạn Yên ra cửa khẩu quốc gia Lóng Sập (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
- Đường tỉnh có 3 tuyến, 100% mặt đường đã được bê tông, nhựa hóa; cùng với hệ thống đường giao thông nông thôn, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong huyện (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
- Đường thủy, tổng chiều dài khoảng 30 km, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến trên 500 tấn qua lại được, góp phần quan trọng vận chuyển hàng hóa, hành khách trong huyện và qua huyện (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
- Hệ thống bến bãi, hệ thống bến bãi Mộc Châu từ bãi đỗ xe huyện, điểm dừng xe và nhất là các bến phà cũng được nâng cấp, góp phần vận tải hàng hóa,
hành khách hiệu quả, an toàn hơn (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017). - Hệ thống thủy lợi, hồ chứa, hệ thống này được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, gồm kênh mương và hồ, đập, phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh
- Nước mặt: Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện ngoài dòng sông Đà chảy qua với chiều dài
65 km còn có 7 dòng suối chính, bao gồm: suối Tân, suối Sập, suối Mon…sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Đồng thời đó cũng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô. Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
- Nước ngầm: Do sự tích tụ của hồ thủy điện Hòa Bình đã làm cho các khe núi, hệ thống hang động dưới 115m ở vùng Mộc Châu hoạt động, thông qua đó đẩy mực nước ngầm lên cao hơn. Ở các khu vực còn lại nước ngầm đã được người dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế qua 3 năm 2015 - 2017)
Huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, với tinh thần phát huy thế mạnh của vùng, khai thác mọi tiềm năng, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Sơn La nói chung (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Xây dựng huyện Mộc Châu phát triển toàn diện vững chắc, trong thời gian qua huyện Mộc Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chương trình phát triển kinh tế, đề án phát triển kinh tế của các xã, thị trấn (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - Xây dựng - dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh. Nhiều dự án trọng điểm của huyện đã được triển khai xây dựng (Ủy ban nhân dân huyện Mộc
Châu, 2017).
Một số mô hình mới hình thành và phát triển có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện năm 2015 là 17,1%, đến năm 2017 là 19,3% tăng 2,2%.
(Chi tiết bảng 3.3)
a. Sản xuất Công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 40,07 % đến năm 2017 lên 42,43%
tăng 5,89%, giá trị sản xuất năm 2015 là 2.224,200 tỷ đồng, đến năm 2017 lên 3.047,030 tỷđồng, tăng 822,830 tỷ đồng. Tỷ trọng ổn định trong sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng từ 13 - 15%, tập trung mũi nhọn là đầu tư xây dựng và đi
vào hoạt động cụm công nghiệp Mộc Châu diện tích 59 ha, sản xuất chính là ván tre, sang triết gas, sơ chế bảo quản nông sản. Ngoài ra, có một số điểm công nghiệp (mỏ đồng, nhà máy chè, nhà máy sữa), tập trung chủ yếu vào chế biến nông sản (sơ chế chè, thu gom, bảo quản sữa tươi) và chế biến đồng. Sản phẩm chủ lực gồm điện, các sản phẩm sữa, chè, gạch, ngói, đá xây dựng.
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Mộc Châu năm 2015 - 2017
TT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2015 2016 2017
I Tốc độ tăng trưởng GDP % 17,1 18,5 19,3
II Giá trị sản xuất (giá 2010) Tỷ đồng 5.549,470 6.079,470 6.950,000
2,1 Công nghiệp, xây dựng 2.224,200 2.626,010 3.047,030 2,2 Dịch vụ, thương mại, du lịch 1.840,040 2.116,040 2.513,100 2,3 Nông, lâm, ngư nghiệp 1.590,040 1.755,830 1.019,900 - Trồng trọt 793,01 870,45 110,90 - Chăn nuôi 620,37 683,24 684,90 - Nuôi trồng thủy sản 176,66 202,14 224,10
III Cơ cấu giá trị sản xuất
theo ngành %
3,1 Công nghiệp, xây dựng 40,07 41,19 42,43 3,2 Dịch vụ, thương mại, du lịch 32,28 33,07 34,46 3,3 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,65 25,74 23,11 - Trồng trọt 49,87 49,63 54,96 - Chăn nuôi 39,02 38,84 33,94 - Nuôi trồng thủy sản 11,11 11,53 11,10
IV Giá trị sản xuất trồng
trọt/ha canh tác Tr.đồng/ha 25,30 33,20 42,70
V Thu nhập BQ/người/năm Tr. dngườiồng/ 53,10 54,20 57,40
b. Hoạt động Dịch vụ - Du lịch - Thương mại: Đây là ngành có tiềm năng,
lợi thế của huyện, mặc dù so với ngành công nghiệp - xây dựng chưa đạt giá trị
sản xuất cũng như cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nhưng với xu hướng phát triển mạnh hàng hóa dịch vụđang dạng phong phú chất lượng, hàng năm thu hút lượng khách khá lớn từ80.000 đến 110.000 khánh đến tham quan tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhiều nhà nghỉ, khách sạn với quy mô lớn
được đầu tư, đặc biệt khách du lịch nghỉ tại khu vực nhà nghỉ cộng đồng, trải nghiệm khám phá đồi chè, trang trại bò sửa, các sản phẩm từ chè, sữa, hoa, quả...vv, tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Cơ cấu ngành dịch vụ, thương mại, du lịch năm 2015 là 32,28% đến năm 2016 là 34,46% tăng 6,75%, giá trị sản xuất nghành dịch vụnăm 2015 là 1.840,040 tỷđồng và tới năm 2017 đạt 2.513,100 tỷ đồng, tăng 673,060 tỷ. Lao động làm việc trong ngành chiếm 18 - 20 % tổng số
lao động đang làm việc, năng xuất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế. Hoạt động thương mại đạt được nhiều tiến bộ, hàng hóa đa dạng đáp ứng được nhu cầu nhân dân, hệ thống thương mại của huyện được chú trọng nâng cao và xây dựng mới đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản của nhân dân tại khu trung tâm và các xã, thị trấn (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).
c. Sản xuất Nông, lâm, ngư nghiệp: Với điều kiện tự nhiên huyện tập trung vào phát triển nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương và kết quả phát triển nông nghiệp qua các giai đoạn. Huyện đã xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện gồm: cây chè, cây ăn quả,