TT Chỉ tiêu điều tra Số hộ điều tra (hộ) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) Chủng loại phân bón đãsử dụng 1 Phân tươi 90 0 0,0 2 Phân bón hóa học 90 90 100,0 3 Phân bón vi sinh, hưu cơ vi sinh 90 50 55,6 4 Phân bón qua lá 90 5 5,6
Cách chọn phân bón 5 Tự chọn 90 20 22,2 6 Chọn theo người xung quanh 90 2 2,2 7 Do người bán gợi ý 90 3 3,3 8 Theo quy trình sản xuất RAT 90 65 72,2
Liều lượng phân bón sử dụng 9 Theo khuyến cáo trên bao bì 90 74 82,2 10 Tăng hơn so với khuyến cáo 90 16 17,8 11 Giảm hơn so với khuyến cáo 90 74 82,2
Thời gian cách ly trước khi thu hoạch 12 Theo quy định (>10 ngày) 90 76 84,4 13 Sớm hơn quy định 90 14 15,6
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Tình hình cung ứng và sử dụng phân bón: Cây rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm cao. Vì vậy phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phân bón luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt là
cây rau. Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóa học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Việc sử dụng phân bón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, sản xuất rau an toàn nói riêng là một việc làm cần thiết. Qua số liệu điều tra 90 hộ sản xuất rau cho thấy 100% số hộ nông dân sử dụng phân bón hóa học trên RAT, cả phân đơn và phân tổng hợp (Urê,
Kali, Supe lân, NPK tổng hợp... Số hộ sử dụng phân vi sinh và hữu cơ vi sinh chiếm 55,6% số hộ điều tra). Số hộ dùng phân bón lá còn có 5 hộ chiếm 5,6%. Có 20 hộ chiếm 22,2% tự chọn phân bón theo kinh nghiệm bản thân; 65 hộ chiếm 72,2% lựa chọn theo qui trình sản xuất RAT đã được tập huấn; 3 hộ chiếm
3,3 % lựa chọn theo gợi ý của người bán và những người xung quanh. Liều lượng phân bón theo khuyến cáo trên bao bì chiếm 82,2% tăng lượng phân bón cao hơn so với khuyến cáo; đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch chiếm 84,4%; không bảo đảm thời gian cách ly theo quy định trước khi thu hái sản phẩm chiếm 15,6%.
4.1.5. Thực trạng đầu tư và sử dụng đầu vào cho sản xuất rau an toàn
4.1.5.1. Chi phí vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất RAT. Nếu không có vốn thì các hộ không thể đầu tư mua các trang thiết bị, vật tư, giống, thuốc BVTV...
để phục vụ cho sản xuất. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, phẩm cấp... của sản phẩm rau khi đưa ra thị trường. Qua bảng 4.6 ta thấy bình quân các hộ đầu tư cho sản xuất là 70,8 triệu đồng, trong đó xã Đông Sang số hộ đầu tư vốn cao nhất là 94,2 triệu đồng; số vốn tự có của hộ gia đình bình quân là 48,3 triệu đồng, số vốn đi vay các các tổ chức, ngân hàng là 22,5 triệu đồng, số vốn tự cao hơn so với vốn đi vay của hộ là 25,8 triệu đồng