Đặc điểm tự nhiên của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 52 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên

là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Phần lớn là đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp chỉ chiếm 16,7% (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Phía Đông và Đông nam giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Tây và Tây Bắc giáp

huyện Yên Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào với đường biên giới chung dài 36 km. Phía bắc giáp với huyện Phù Yên (Ủy ban

nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Toàn huyện có 15 xã, thị trấn gồm 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 13 xã (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

3.1.1.2. Địa hình, đất đai và thổ nhưỡng

Mộc Châulà miền đất có địa hình Cácxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp nhô như sóng lượng, nằm gối kề nhau chạy theo hướng tây bắc - đông nam, xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng bình nguyên, lòng chảo, những khe vực, suối, sông làm cho địa hình Mộc Châu trở nên đa dạng. Mộc Châu được xếp vào miền đất có vị trí mang tính chất tiếp xúc giữa nhiều hệ

thống địa lý (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017). Núi đá vôi ở Mộc Châu có độ cao trung bình từ 1.100m - 1.300m so với mặt nước biển, trongđó có đỉnh

Pha Luông nằm ở phía nam huyện là ngọn núi cao nhất, với độ cao 1.880m (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Các cao nguyên và bồn địa (hay còn gọi là đồng bằng giữa núi) làm nên yếu tổ địa hình mang tính đặc thù của miền đất Mộc Châu. Riêng cao nguyên Mộc

Châu có độ cao trung bình là 1.050m (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Nhờ các vận động địa chất và địa lý, đã tạo nên hai dạng thổ nhưỡng cơ bản

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu ( 2017)

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Khí hậu Mộc Châu cũng chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, do nằm ở vùng cao nguyên có độ cao lớn, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió, nên vùng

núi Mộc Châulà nơi tiếp nhận sớm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Mộc Châu có yếu tố khí hậu á nhiệt đới mà rõ rệt nhất là các xã dọc đường quốc lộ 6 và lân cận. Khí hậu ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 230C, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 80C; độ ẩm cao trung bình

85% và là nơi có lượng bốc hơi thấp nhất tỉnh, trung bình 572mm/năm (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Mộc Châu là huyện có lượng mưa khá dồi dào, số ngày mưa trung bình là 186 ngày/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1.400 - 1.500 mm và là huyện có số ngày mưa phùn cao nhất tỉnh, trung bình 50 ngày/năm. Đây còn là vùng chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc nên mùa đông khá lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối. Số ngày có sương muối trung bình là 5 ngày/năm. Đặc biệt, Mộc

Châu là huyện có số ngày sương mù cao nhất tỉnh, trung bình 50 ngày/năm, chính vì vậy đây là miền quê được mệnh danh là “xứ sở của sương mù” hay “Mường Mok” (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, đồng cỏ như vậy đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Mộc Châuphát triển cây ăn quả, cây rau nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc lấy sữa, lấy thịtcho sản lượng cao. Ngày nay, Mộc

Châu là một trong những huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh với cơ cấu công -

nông nghiệp - dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt được Thủ tướng chính phủ phê duyệt “quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn Lađến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)