Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu
Châu đến năm 2020
4.3.2.1. Mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu
a. Mục tiêu tổng quát
- Phát huy lợi thế về diện tích đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực của huyện Mộc Châu. Phấn đấu đến năm 2020 sản xuất RAT trở thành một ngành phát triển
theo hướng chuyên canh, mang lại thu nhập cao, chiếm tỷ trọng đáng kểtrong cơ
cấu kinh tế nội bộ ngành. Tạo ra các vùng sản xuất tập trung rau an toàn, tiến tới sản xuất các loại sản phẩm rau an toàn cao cấp và rau trái vụ, phục vụ cho thị trường trong tỉnh, thành phố Hà Nội, các tỉnh miền xuôi và hướng tới xuất khẩu.
- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh vùng tập trung, có
năng suất chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến, trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời.
- Tập trung phát triển, tăng nhanh diện tích sản xuất RAT trước hết ở các
vùng có đủđiều kiện vềđất đai, nước tưới, môi trường cho sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất tập trung chuyên canh, có các điều kiện thuận lợi như: có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất rau các loại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi,…
- Khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên để phát triển RAT có chất lượng; thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng RAT, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, tăng cường quản lý, giám sát nội bộ, đẩy mạnh công tác liên kết tiêu thụ sản phẩm, quản lý và cấp tem nhãn hiệu RAT.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng RAT lên 1.279 ha, với 35 chủng loại rau, củ,quả,trong đó: sản xuất RAT tập trung diện tích 159
ha, diện tích gieo trồng 461 ha, sản lượng đạt 9.652 tấn, có khả năng đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng.
- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung của huyện Mộc Châu đến năm 2020: Hình thành 10 tiểu vùng, với tổng diện tích 159 ha, tập trung ở xã
Mường Sang(3 tiểu vùng), xã Đông Sang(2 tiểu vùng), thị trấn Nông Trường(1 tiểu vùng), thị trấn Mộc Châu (1 tiểu vùng), xã Tân Lập (2 tiểu vùng)và xã Chiềng Hắc(1 tiểu vùng).
- Xây dựng mô hình điểm về sản xuất RAT: xây dựng mô hình điểmsản xuất giống rau nhằm từng bước đáp ứng nhu sản xuất trên địa bàn huyện: 10 ha
tại xã Đông Sang.
- Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Xây dựng ít nhất 01 bể chứa/02 ha để thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tránh gây ô nhiễm môi trường. Bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che.
4.3.2.2.Định hướng trong phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu
Căn cứ vào thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu,
xuất phát từ một số hộ nông dân chuyển từ hình thức sản xuất truyền thống sang sản xuất RAT còn khó khăn, e ngại do phải theo dõi, ghi sổ, thực hiện sản xuất theo quy trình trình kỹ thuật chặt chẽ; diện tích trồng RAT còn nhỏ, manh mún nên khó khăn trong quản lý; chưa có hệ thống nhà sơ chế, phân loại, đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất RAT (thủy lợi, giao thông nội đồng…), còn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Chính vì vậy, huyện Mộc Châucần tập trung định hướng trong phát triển sản xuất RAT như sau:
- Phát triển ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, sử
dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp; tập trung đổi mới cơ cấu ngành và mô
hình tăng trưởng nông nghiệp với các sản phẩm RAT là chủ lực. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất RAT, chú trọng khâu sau thu hoạch, tiến bộ về giống, phòng trừ dịch bệnh.
- Khai thác điều kiện lợi thế là khu du lịch Quốc gia Mộc Châu theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, huy động tối đa các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực lao động chất trình độ kỹ thuật, có kỹnăng trong sản xuất. Tiếp tục tập trung hình thành rõ nét các vùng chuyên canh sản xuất RAT quy mô tập trung tại một sốđịa bàn như: Xã Đông Sang, Xã Mường Sang, Xã Chiềng Hắc, Thị trấn Nông
Trường, ngoài ra mở rộng thêm các vùng chuyên canh tại các xã khác trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Phát huy hiệu quả về diện tích, sản lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm RAT;
- Huy động các doanh nghiệp tham gia cụm tương hỗ sản xuất RAT, hỗ trợ
triển khai chính sách, đặc biệt là thuếưu đãi.
- Phát triển mạng lưới thị trường đồng bộ, gắn liền giữa sản xuất và người
tiêu dùng RAT, nâng cao năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao, đẩy mạnh công tác liên kết tiêu thụ sản phẩm RAT đến các cửa hàng, siêu thị tại Hà Nội và hỗ trợ xây dựng Website giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu để tạo ra thị trường ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu về RAT.
- Thay đổi xu hướng ứng xử của người sản xuất nông nghiệp và người tiêu
dùng theo hướng chủ động có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng đồng.
4.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau an toàn tại
huyệnMộc Châutrong thời gian tới
4.3.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư trọng điểm, đồng bộ những vùng, khu vực sản xuất RAT trên địa bàn huyện
- Quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, gắn liền với khu du lịch Quốc gia Mộc Châu là những điểm thuận lợi cho du khách có thể tham quan, trải nghiệm thực tế với người dân sản xuất rau an toàn tại đồng rộng. Tạo tiền đề cho phát triển vùng RAT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khu quy hoạch tập trung chất lượng cao.
- Quy hoạch vùng sản xuất RAT theo hướng tập trung chuyên canh, trong
đó tập trung quy hoạch các khu, các điểm như: Đường giao thông, hệ thống kênh
mương, nước tưới tiêu, đảm bảo phương thức vận chuyển hàng hoá nhanh và thuận tiện, đồng thời phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của người dân, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp tại khu vực sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học) vào sản xuất.
- Phát triển sản xuất RAT một cách bền vững đó là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế của địa
phương với thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường, lấy hiệu quả kinh tế và sức khoẻcon người làm thước đo quan trọng trong sự phát triển.
- Phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí về đất, nước, theo Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về
tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện,
các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…vv.
- Thực hiện quy hoạch các chợđầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính của huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm RAT, đáp ứng tốt nhu cầu của
người dân. Tiếp tục duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợđầu mối.
4.3.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư phục vụ cho sản xuất RAT
- Trong những năm vừa qua, huyện Mộc Châu đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ
tầng như: hệ thống giao thông, hệ thống nhà lưới, hệ thống thủy lợi, hệ thống
điện…tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập như: một số tuyến đường, hệ
thống kênh mương phục vụ sản xuất RAT xuống cấp, công tác duy tu bảo dưỡng
không được thực hiện đúng quy định, hệ thống nhà lưới trong khu vực huyện chất
lượng còn thấp, hầu như được xây dựng từlâu năm vềtrước, các hệ thống nhà lưới này hầu như đã xuống cấp hoàn toàn. Vì vậy, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, HTX, và người sản xuất cần có sự đầu tưcơ sở hạ tầng và vốn đầu tư hợp lý để có thể phát triển đồng bộ và có hiệu quả trong sản xuất RAT, trong đó tập trung
vào một vấn vấn đề sau đây:
- Xây dựng mới hoặc nâng cấp đường giao thông nối từ trục giao thông chính tới vùng sản xuất RAT: Quy cách mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m là đường cấp phối, đường bê tông trở lên; đường nhánh có mặt đường rộng 1,5m, trước mắt cần tập trung tại xã như: Chiềng Hắc, Tân Lập và Thị trấn Nông Trường.
- Hệ thống tưới: Tuỳ điều kiện từng vùng, nguồn nước và loại rau để lựa chọn xây dựng hệ thống tưới phù hợp, cần chú trọng đầu tư hệ thống tưới tựđộng nhằm tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí đầu tư ban đầu, tiết kiệm tối đa nguồn
nước với việc tưới nước bằng tay. Nhân diện công nghệtưới tiết kiệm nước theo nghệ ISRAEL vào sản xuất.
- Hệ thống tiêu nước: Tuỳ điều kiện vùng đất và loại rau để xây dựng hệ
thống tiêu nước phù hợp, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm. Đầu tư hệ thống
kênh mương thoát nước khi vào mùa mưa không bị ngập úng, đảo bảo môi
trường khu dân cư.
- Nhà sơ chế: Xây dựng nhà sơ chế phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm. Nhà sơ chế gồm: Khu vực tiếp nhận; khu vực sơ chế; khu vực
bảo quản; khu cung cấp nước: Bể chứa, bể rửa; khu vệ sinh và khu chứa phế thải. Các trang thiết bịsơ chế phải đảm bảo vệsinh, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
- Hệ thống điện: Gồm hệ thống đường dây và trạm biến áp (công suất tối thiểu 110KVA/1 vùng); phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; đáp ứng yêu cầu sản xuất, sơ chế.
- Nhà lưới, nhà kính: Tùy theo điều kiện của từng vùng, chủng loại rau, thời vụ gieo trồng để đầu tư nhà màn, nhà lưới, mái che kiên cố hoặc bán kiên cố có quy mô phù hợp, nhằm hạn chế sâu bệnh, tạo lập môi trường sinh trưởng cho cây tốt theo đúng yêu cầu trong chu kì sinh trưởng; rau sạch trong nhà lưới, nhà lưới sẽcho năng suất cao hơn với rau thường.
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin mạng, trang Web, hệ thống phần mềm quản lý, giúp cho doanh nghiệp, HTX, hộ trồng RAT nắm bắt được thông tin cần thiết, kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong các quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh RAT. Đưa công nghệ phần mềm theo dõi, ghi chép các công
đoạn sản xuất RAT trên điện thoại di động cho công nhân, kỹ thuật viên đồng ruộng và người quản lý, khách hàng trên website trực tuyến, đồng thời áp dụng thiết bị in mã vạch kết nối với phần mềm theo dõi, giám sát tuân thủ quy trình từ
sản xuất đến sơ chế, đóng gói RAT. Song song với đó là các khóa tập huấn, chuyển giao công nghệ dự báo thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác rau phù hợp với thời tiết tiểu vùng khí hậu.
- Huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tham gia
đầu tư sản xuất rau an toàn (các doanh nghiệp, Công ty, doanh nghiệp, HTX, tổ
hợp tác, nhóm hộ, cá nhân ...). Có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất RAT, trong đó quan tâm đến các chính sách cho các
doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn với công nghệ cao. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định nhanh tại hiệntrường để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tạo điều kiện vay vốn sản xuất với thời gian trung hạn, dài hạn với lãi suất thấp, mức lãi suất ưu đãi, hỗ trợ cho khách hàng khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Tiếp vốn kịp thời vốn vay cho RAT, góp phần giúp người dân, doanh
nghiệp, HTX sản xuất các loại RAT, chất lượng, ổn định và bền vững đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
4.3.3.3. Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật cho sản xuất RAT
- Chuyển giao tiến bộ công nghệ và kỹ thuật, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cấp chứng nhận đủđiều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chứng nhận, công bố
sản xuất rau an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn VietGAP; chứng nhận, công bố chế
biến rau an toàn phù hợp HACCP.
- Ứng dụng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để phục vụ sản xuất RAT,
huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội, ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phát
triển sản xuất RAT bền vững. Đổi mới trong triển khai các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác với những tổ chức khoa học và công nghệ để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng khoa
học và công nghệ.
- Xây dựng khu nuôi cấy mô để chủ động nguồn giống đạt chất lượng cao, nhân nhanh các giống quý, đặc sản phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện Mộc Châu. Với quan điểm RAT là hàng hoá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, cần đưa nhanh vào sản xuất các giống mới có năng suất chất lượng cao, được thị trường chấp nhận và phù hợp với điều kiện của huyện Mộc Châu. Bên cạnh đó từng bước đưa vào sản xuất các loại rau cao cấp đã được thử nghiệm thành công như ngô bao tử, dưa chuột bao tử, dưa chuột Nhật, ớt,... vào sản xuất.
- Đầu tư xây dựng hệ thống quy trình bảo quản chế biến, sơ chế RAT để
hạn chế hao phí sản phẩm RAT không bị dập nát, bị thối sau thu hoạch; hệ thống bảo quản, sơ chế, bao gói được diễn ra ngay tại nơi sản xuất sẽ đảm bảo chất
lượng sản phẩm RAT, hạn chế được sự lẫn lộn giữa RAT và rau thường, quy trình bảo quản được các HTX, tổ hợp tác xây dựng một cách chặt chẽ trước khi
đưa ra thịtrường Hà Nội, các tỉnh miền xuôi, các siêu thị, cửa hàng bán RAT và tới người tiêu dùng (người dân).
- Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ nông nghiệp về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng thuận lợi cho người sản xuất và tuân thủđầy đủ
các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, danh mục và chất lượng hàng hóa, sản phẩm, chú trọng các loại giống kháng sâu bệnh, phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và thảo mộc.