Công tác tổ chức tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 88 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,

4.1.6. Công tác tổ chức tiêu thụ rau an toàn

Cùng với sự tồn tại của các hình thức tổ chức sản xuất RAT, kênh tiêu thụ của sản phẩm ở mỗi hình thức tổ chức có sự khác nhau và mang nhiềunét riêng. Có sự tham gia của các tác nhân: Người sản xuất; Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp; chợ, tư thương; cửa hàngcung ứng RAT và người tiêu dùng.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng, cụ thể ở xã Mường Sang, xã Đông Sang, xã Chiềng Hắc có sự liên kết và mối tiêu thụ ổn định với các cửa

hàng, siêu thị bán thực phẩm an toàn ở Hà Nội như: BigGreen, Metro, Ion, Fivimart, Hapromat; tiêu thụ tại một số chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Tâm Đạt –

Thành phố Hà Nội, chợ đầu mối nông sản Long Biên, bếp ăn tập thể Trường

mầm non Đông Sang.

Sơ đồ 4.3. Kênh tiêu thụ rau an toàn chủ yếu trên địa bàn huyện

Mộc ChâuNăm 2015 - 2017

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu ( 2017) Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh này là chính chiếm khoảng 80% với các hợp đồng mua bán rõ ràng đã giúp cho người sản xuất giảm thiểu rủi ro và gia tăng quyền lực trong chuỗi cung ứng RAT. Đây là kênh tiêu thụ người sản xuất, các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp quyết định giá bán và có quyền đồng ý

hay không đồng ý khi thương thảo với người mua.

Tuy nhiên khối lượng sản phẩm RAT để tiêu thụ đến các cửa hàng, siêu thị chưa nhiều, bên cạnh đó còn có một nhóm hộ tiêu thụ RAT theo kênh truyền thống đó là bán buôn tại các chợ lẻ, tư thương trên địa bàn huyện chiếm khoảng

20 - 25%. Vì vậy các HTX, doanh nghiệp quản lý theo dõi, nắm bắt các hộ sản xuất RAT rất khó khăn, mặc dù các HTX, doanh nghiệp, Tổ HTX có quy định chặt chẽ có tính ràng buộc một số hộ vẫn cố tình vi phạm theo quy định, kênh tiêu thụ truyền thốngcó tự tham gia của các tác nhân: Người sản xuất, người thu

Khách sạn, nhà hàng, trường học Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp NGƯỜI SẢN XUẤT Chợ lẻ, Tư

thương Cửa hàng cung ứng RAT

Siêu thị, Metro Hà Nội

gom, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng không có hợp đồng hay không có bất cứ nào ràng buộc trong mối quan hệ người mua và người bán, họ hợp tác với nhau đơn giản vì chấp nhận về hình thức, chất lượng và giá cả của sản phẩm, nếu các tiêu chí này không được đáp ứng thì họ sẽ tìm kiếm các đối tác mới.

Hộp 4.1. “Khó khăn trong việc tiêu thụ rau an toàn vào chợ đầu mối nông sản”

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích và so sánh giữa các hình thức tổ chức sản xuất, các kênh tiêu thụ và các mối quan hệ liên quan việc sản xuất - tiêu thụ sảm phẩm RAT nhận thấy rằng có ba yếu tố để tạo lập được mối quan hệ hiệu quả, bền vững trong kênh là tính pháp nhân, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyểnvà khả năng đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của khách hàng.

Các sản phẩm RAT của Mộc Châu được tiêu thụ, phân phối tới người tiêu dùng trên các kênh: thông qua các chợ truyền thống trong và ngoài tỉnh, đây vẫn là kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm RAT cơ bản của huyện, do hộ nông dân thực hiện từ quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ; kênh tiêu thụ, phân phối sản phẩm qua các siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội như: Fivimart, Metro, Biggreen, hapromat, một số đơn vị trường học mầm non trên địa bàn huyện. Các kênh tiêu

thụ do các HTX, doanh nghiệp, Tổ hợp tác ký kết hợp đồng sản phẩm, tiêu thụ với doanh nghiệp, siêu thị.

Thị trường của HTX chủ yếu là các siêu thị. Trong khi đó, phân khúc thị trường của Việt Nam 70% vẫn là các cửa hàng bán lẻ và các chợ. Đây là thị trường tiềm năng, tiếp cận với người dân gần nhất nhưng HTX rau an toàn Tự Nhiên cũng như một số HTX khác không tiếp cận được, có một số lý do như sau:

- Thứ nhất, các chợ đầu mối là nơi tập trung nông sản, thủy hải sản của tất cả các vùng miền; việc giao thương được hình thành từ rất lâu, nên có một thực tế là khi các sản phẩm của HTX có tiếp cận thịtrường này thì cũng khó cạnh tranh được với các thương lái.

- Thứ hai, mặc dù người dân luôn mong muốn được sử dụng các sản phẩm nông sản an toàn nhưng lại không muốn chi một khoản tài chính cho dòng sản phẩm này mà luôn so sánh giá của sản phẩm an toàn với các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

(Phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Luyến - Giám đốc HTX RAT Tự Nhiên - xã

Hình 4.1. Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận sảnphẩm

rau an toàn huyện Mộc Châu

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu ( 2017) Các HTX, Tổ hợp tác là người chủ thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất cho các thành viên và ký

hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị ở Hà Nội. Thông qua hình thức này người nông dân (thành viên HTX) yên tâm sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm theo đợt đặt hàng và từ đó số lượng, chất lượng được ổn định và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)