Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. 4 Nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất rau an toàn
4.2.9. Hệ thống quản lý và giám sát chất lượng rau an toàn
Hệ thống quản lý chất lượng RAT được thực hiện trong quá trình chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống cấp chính quyền địa phương, cụ thể: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tham mưu cho UBND huyện Mộc Châu; Trạm quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản huyện tham mưu cho Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản tỉnh; cấp xã, thị trấn phân công chỉ đạo chuyên môn là
nhân viên khuyến nông tham mưu cho UBND xã, thị trấn. Có sự phối hợp giữa UBND huyện, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện với Chi cục và Trạm quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản huyện. HTX, Tổ hợp tác, hộ sản xuất RAT chịu sự quản lý, giám sát chất lượng RAT của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng. Các HTX đã thực hiện giám sát từ khâu làm đất đến tiêu thụ và có các hình thức xử phạt đối với các hộ vi phạm như: cảnh cáo, phạt hành chính hoặc không cho tham gia thành viên HTX.
Sơ đồ 4.4. Hệ thống quản lý Nhà nước và giám sát chất lượng về sản xuất rau an toàn
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu ( 2017)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỘC CHÂU PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN KHUYẾN NÔNG VIÊN HTX, TỔ HỢP TÁC HỘ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN THỦY
SẢN TỈNH
TRẠM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN
4.3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI