Thực trạng đầu tư và sử dụng đầu vào cho sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,

4.1.5. Thực trạng đầu tư và sử dụng đầu vào cho sản xuất rau an toàn

4.1.5.1. Chi phí vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn

Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất RAT. Nếu không có vốn thì các hộ không thể đầu tư mua các trang thiết bị, vật tư, giống, thuốc BVTV...

để phục vụ cho sản xuất. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, phẩm cấp... của sản phẩm rau khi đưa ra thị trường. Qua bảng 4.6 ta thấy bình quân các hộ đầu tư cho sản xuất là 70,8 triệu đồng, trong đó xã Đông Sang số hộ đầu tư vốn cao nhất là 94,2 triệu đồng; số vốn tự có của hộ gia đình bình quân là 48,3 triệu đồng, số vốn đi vay các các tổ chức, ngân hàng là 22,5 triệu đồng, số vốn tự cao hơn so với vốn đi vay của hộ là 25,8 triệu đồng

Bảng 4.6. Vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đông SangXã Mường SangXã Chiềng Xã Hắc

Bình

quân/hộ

Tổng số vốn/hộ đầu tư

cho sản xuất RAT 94,2 65,8 52,5 70,8 Vốn tự có 70 45 30 48,3

Vốn đi vay 24,2 20,8 22,5 22,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ( 2017) Như vậy, số vốn các hộ đầu tư cho sản xuất RAT tương đối lớn vì các hộ phải đầu tư mua lưới, chi phí kiểm tra mẫu đất, mẫu rau và các chi phí khác để đảm bảo quy trình sản xuất RAT; bên cạnh đó đa số các hộ sản xuất rau an toàn nguồn thu nhập chính là sản xuất RAT, ngoài ra một số hộ kết hợp chăn nuôi, đi làm thuê, kinh doanh buôn bán lẻ, lương, trợ cấp. Vấn đề là đầu ra cho sản phẩm và giá cả có được người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn rau thường, có như vậy mới đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất. Qua thực tế điều tra thì có tới 82% hộ được hỏi thiếu vốn đầu tư cho sản xuất rau. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất RAT.

4.1.5.2. Tình hình cung ứng và sử dụng giống

* Cung ứng giống cho sản xuất rau RAT:

Sơ đồ 4.1. Các mối quan hệ trong cung ứng giống rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) + Kênh 1: Công ty, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất giống Đại lý bán lẻ hạt giống Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất RAT Hộ sản xuất

+ Kênh 2: Đơn vị sản xuất giống Hộ sản xuất

+ Kênh 3: Đơn vị sản xuất giống Đại lý bán lẻ Hộ sản xuất + Kênh 4: Tự các hộ sản xuất giống (tự cung, tự tiêu)

Việc xác định cơ cấu nhu cầu về giống qua các kênh được căn cứ trên cơ sở

phản ánh của các hộ sản xuất RAT.

Theo sơ đồ 4.1, ta thấy kênh 1 tỷ lệ cung ứng giống cho các hộ sản xuất thấp (5%), chủ yếu cung ứng giống cho các hộ khi có những chính sách trợ giá giống của nhà nước, việc cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong việc cung ứng giống gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do thủ tục rườm rà, không thuận tiện, không kịp thời. Số lượng giống do các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất giống bán trực tiếp cho người sản xuất còn ít ( chiếm 15%). Hộ sản xuất giống theo kênh này mua được giá thấp, đồng thời chất lượng giống đảm bảo, nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận của các doanh nghiệp với các hộ sản xuất RAT còn hạn chế do nhiều hộ sản xuất không biết được địa chỉ hoặc ngại đi

Công ty, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất giống Rau

Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất RAT Đại lý bán lẻ Rau Hộ sản xuất RAT 75% 5% 15% 77% 15%

xa do đó không mua trực tiếp được. Hộ sản xuất mua ở các Đại lý bán lẻ chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 75%), qua tìm hiểu thực tế các hộ và nghiên cứu thị trường cung ứng giống chúng tôi nhận thấy các hộ mua giống theo hình thức này thường tiện, nhanh, tuy nhiên rủi ro cao, nhiều trường hợp mua phải giống kém chất lượng, qua phỏng vấn 90 hộ có tới 15 hộ phản ánh trong năm 2016 đã mua phải giống kém chất lượng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau.

Ngoài các kênh cung ứng giống trên, một số hộ còn tự sản xuất giống (đối với những giống dễ gieo, trồng như: cải cúc, thì là, bí ngô, rau mùi, ....Đối với những giống rau do các hộ trực tiếp sản xuất có điều kiện thuận lợi là không mất chi phí về giống. Tuy nhiên tỷ lệ nẩy mầm thấp, chất lượng cây giống kém ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng RAT, nguyên nhân chính là do giống bị thoái hóa hoặc do người dân không biết cách bảo quản và xử lý. Giống rau sử dụng trong sản xuất không những phải phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương, trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư của người sản xuất, mà phải đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Vì giống là đầu vào cơ bản của sản xuất rau nên chất lượng củagiống là yếu tố hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh tế của sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Đặc biệt, trong sản xuất RAT thì vấn đề giống rau càng được chú trọng và phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt để loại trừ các loại nấm mốc, sâu bệnh, cỏ dại lẫn trong hạt giống, cây giống... Xử lý giống trước khi gieo còn giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu được với sự khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, chống chịu sâu bệnh, làm cho tỷ lệ nảy mầm của cây cao hơn và giúp cây sinh trưởng, phát triển một cách bình thường và cho năng suất, chất lượng đảm bảo.

Hiện nay, giống RAT đang sử dụng ở xã, thị trấn của huyện Mộc Châu được các HTX, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, các hộ sản xuất mua trực tiếp các Đại lý ở trong huyện đa số được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đảm bảo an toàn, giống sản xuất từ các cơ sở trong nước có chất lượng khá tốt như: cà chua, bắp cải, cải mèo, su hào, dưa, đậu rau, … ..ngoài ra mua tại một số Công ty có thương hiệu uy tín như: Công ty cổ phần Giống

cây trồng trung ương - Vinaseed; Tổng công ty Rau quả, nông sản-Công ty cổ phần (Vegetexco Vietnam JSC.). So với những năm về trước các giống được chọn tạo trong nước đã có chất lượng cao, nhiều người quan tâm sử dụng nhiều hơn do công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến sản xuất có nhiều tiến bộ. Hạt giống của các cơ sở sản xuất giống trong nước khá phổ biến. Tuy nhiên một số hộ vẫn mua những hạt giống không rõ nguồn gốc xuất sứ, tự đi mua các đại lý chưa được kiểm tra, kiểm định đảm bảo chất lượng, không thông qua HTX, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp. Còn có tình trạng một số hộ sản xuất RAT còn sử dụng các giống nhập nội chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mỹ. Năm 2016, huyện Mộc Châu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh giống xử phạt hành chính và buộc tiêu hủy giống hết hạn đối với các tổ

chức, cá nhân, đại lý vi phạm, kết quả kiểm tra 30 cơ sở, xử lý 15 cơ sở. Kỹ thuật xử lý trước khi gieo trồngnhiều hộ sản xuất đã được quan tâm thực hiện.

Bảng 4.7. Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Xã Đông Sang Xã Mường Sang

Xã Chiềng Hắc SL (hộ) (%) CC SL (hộ) (%) CC SL (hộ) (%) CC Số hộ điều tra 51 100 29 100 10 100 1.Xử lý hạt giống - Có xử lý 45 88,2 26 89,7 8 80,0 - Không xử lý 6 11,8 3 10,3 2 20,0 2.Ghi chép các biện pháp xử lý - Có ghi 25 49,0 10 34,5 6 60,0 - Không ghi 26 51,0 19 65,5 4 40,0

3. Ghi chép nguồn gốc khi mua - Có ghi 9 17,6 2 6,9 3 30,0 - Không ghi 42 82,4 27 93,1 7 70,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua phản ánh của các xã thì cơcấu giống được qua xử lý hạt giống có chiều hướng tăng lên qua các năm, song vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu sản xuất RAT theo VietGap, yêu cầu 100% hạt giống phải được xử lý. Qua số liệu điều tra cho thấy ba xã việc xử lý hạt giống đều đạt trên 80%, trong đó có xã Mường Sang xử

lý hạt giống cơ cấu cao nhất chiếm 89,7%. Số hộ có ghi chép còn chiếm tỷ lệ thấp, xã Đông sang chiếm 49%, xã Mường Sang chiếm 34,5%, xã Chiềng Hắc chiếm 60%. Đặc biệt trong bảng đã phản ánh được số hộ không ghi chép nguồn gốc chiểm tỷ lệ cao, trong đó xã Đông Sang chiếm 82,4%.

Hộ được điều tra phần lớn đã xử lý giống trước khi gieo trồng, các hộ đã hiểu được ý nghĩa của việc xử lý giống mang lạinhư khử mầm bệnh và sâu hại,

giúp giống phát triển đều, tỉ lệ nảy mầm với hạt cao hơn, hạn chế được chi phí chăm sóc sau này...Còn có tình trạng trạng người sản xuất RAT không tuân thủ quy định về giống rau, chưa ghi ghép các biện pháp xử lý, nguồn gốc giống khi

mua. Chính quyền địa phương có nhiều hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các cửahàng bán các loại giống không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.

Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác cũng đã tập trung tăng cường công tác giám sát việc sử dụng giống mua ngoài của người nông dân. Khuyến cáo người nông dân mua giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy. Có hình xử lý hành chính, nhắc nhở những hộ sản xuất RAT theo quy định của HTX, doanh nghiệp

4.1.5.2. Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất rau an toàn

Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất RAT ở huyện Mộc Châu được thông qua hai nguồn như:

Thứ nhất: Các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV do sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, Trạm Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn huyện và của các chương trình dự án do huyện, tỉnh triển khai.

Thuốc được hỗ trợ qua kênh này chủ yếu là thuốc có nguồn gốc sinh học và là nguồn chính thống nên thuốc qua nguồn này đảm bảo hoàn toàn.

Thứ hai: Các hộ nông dân sử dụng thuốc do mua tại các đại lý trên địa bàn huyện là chủ yếu. Các đại lý nhập các loại thuốc dựa vào sự giới thiệu của các nhân viên thị trường các công ty thuốc. Các hoạt động buôn bán giữa các công ty và các đại lý thường thì không có các hợp đồng bằng văn bản mà chỉ có sự thỏa thuận trước bằng miệng là chính. Theo nguồn này, thuốc được vận chuyển từ các công ty xuống các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong huyện, từ các đại lý này bán thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng rau trên địa bàn.

Qua thời gian khảo sát thực tế tại địa bàn nhận thấy, việc kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện vẫn là kinh doanh nhỏ lẻ, số lượng và chủng loại không lớn và có hệ thống kênh cung ứng.

Sơ đồ 4.2. Hệ thống kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Mộc Châu

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu ( 2017) Theo quy định sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì các hộ phải sản xuất RAT áp dụng biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), không được phép sử dụng thuốc

BVTV không cho phép sử dụng, thuốc cấm, chỉ sử dụng loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng đối với từng loại rau, quả tại Việt Nam. Không được sử dụng thuốc BVTV từ các cơ sở kinh doanh không có giấy phép và thời gian cách ly phải đảm bảo đúng hướng dẫn trong sử dụng thuốc. Tuy nhiên, dư lượng thuốc BVTV vẫn là mối lo ngại của người tiêu dùng sản phẩm rau do phương pháp sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Vì hầu hết các loại rau đều có đặc điểm non, mềm, chất dinh dưỡng phong phú nên sâu hại phát triển mạnh, mà các loại sâu hại rau đều có tính đa thực. Những năm trước đây, hầu như người dân trồng rau nói riêng và trồng trọt nói chung trên địa bàn xã còn nhận thức chưa đầy đủ tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu trên rau, số lượng hoạt chất thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng để trừ sâu hại rau là rất đa dạng bao gồm tất cả các nhóm thuốc thông thường là lân hữu cơ, Pyrethroide, Cartap và các chất tương tự Fipronil, Abamectin, điều hoà sinhtrưởng.

Đồng thời có hiện tượng nông dân dùng liên tục một loại thuốc trừ sâu nào đó tỏ ra có hiệu lực cho tới khi họ nhận thấy giảm sút mới chuyển sang dùng loại

Công ty, doanh nghiệp sản xuất thuốc ngoài huyện

Chi cục, Trạm bảo vệ thực vật, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, dự án

Đại lý do Chi cục BVTV,xã, thị trấn quản lý Đại lý do dân mở ra không chính thống Các hộ sản xuất RAT

thuốc khác. Với cách thức nông dân dùng nhiều loại thuốc khác nhau về kiểu tác động, sử dụng liều cao, hỗn hợp nhiều loại thuốc khi phun, kết hợp với quy mô canh tác nhỏ lẻ đã vô tình làm phát triển tính kháng thuốc của sâu hại trên rau. Vẫn còn một bộ phận người dân đã chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến thời gian phun thuốc, họ có thể thu hoạch sản phẩm ngay sau khi phun thuốc từ 2 - 3

ngày.Vẫn còn có hộ phun thuốc bên cạnh nhà đang thu hoạch, việc thu gom bao bì thuốc BVTV còn gặp nhiều khó khăn do ý thức người dân chưa cao, bao bì đã sử dụng không được bỏ đúng nơi quy định. Trên thực tế thì tại đồng ruộng và dọc hệ thống giao thông trục chính có nhiều bể chứa bao bì thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hủy và xử lý môi trường, qua đó nâng cao ý thức trong sản xuất nông nghiệp của người dân.

4.1.5.3. Tình hình cung ứng và sử dụng nước tưới cho sản xuất rau an toàn

Năm 2016, Trạm quản lý chất lượng nông lâm thủy sản huyện Mộc Châu đã tiến hành lấy mẫu nước gửi Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng I để kiểm nghiệm các chỉ tiêu dư lượng kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây bệnh, qua kết quả phân tích có 34 mẫu rau không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, 9 mẫu nước có chỉ số kim loại nặng và vi sinh vật năm mức giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 01-132:2013/BNNPTNT ban

hành tại Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013.

Qua điều tra 90 hộ sản xuất RAT, nguồn nước sử dụng hiện nay có 3 nguồn: nước giếng khoan, nước ao hồ, nước suối, nước mó).

Nước giếng: Nguồn nước giếng khoan phụ thuộc vào mạch nước ngầm, cho vùng, khu vực sử dụng tốt cho sản xuất RAT, không bị ô nhiễm do không có nhà máy sản xuất, chế biến..vv, đảm bảo chất lượng rau, nhiều chất dinh dưỡng, năng suất rau tăng.

Nước suối: Nguồn nước suối được người dân sử dụng phục vụ cho sản xuất RAT, chủ yếu phục vụ cho các hộ thuận lợi tại khu vực gần suối, tuy nhiên dòng suối vẫn bị ô nhiễm do ý thức còn hạn chế của người dân xả rác thải, nước sinh hoạt đặc biệt vào mùa khô, hanh.

Nước mó: Nguồn nước mó là nguồn nước tự nhiên được chảy từ trong đồi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)