Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện
4.2.3. Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất rau an toàn
Cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất RAT phải được xác định là một yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững RAT. Trong sản xuất RAT, quy định về cơ sở hạ tầng có những yêu cầu cụ thể đối với hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đường điện, nhà lưới, nhà sơ chế, giới thiệu sản phẩm; cơ sở hạ tầng đòi hỏi được đầu tư đồng bộ thì mới cóhiệu quả cao phục vụ sản xuất.
Tuy vậy, không thể khẳng định không có cơ sở hạ tầng đồng bộ thì không thể sản xuất RAT.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cần được lựa chọn các ưu tiên, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định. Còn nội dung cải thiện điều kiện canh tác cho người dân là một yếu tố nâng cao hiệu quả sản xuất, là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn so với giá trị sản xuất rau nên việc đầu tư diện rộng cần có vai trò chủ đạo của nhà nước và sự tham gia của địa phương, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư.
Những năm gần đây được sự quan tâm của huyện, những xã, thị trấn trồng RAT được đầu tư thông qua các nghị quyết, chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, các hạngmục đầu tư chủ yếu là nhà lưới, đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi…
Bảng 4.13. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn
Chỉ tiêu SL Đông Sang Mường Sang Chiềng Hắc Tính chung
(trđ) CC(%) (trđ)SL CC(%) (trđ)SL CC(%) (trđ)SL CC(%) Năm 2015
Tổng số 4.500 100 2.890 100 3.115 100 10.505 100
+ Trong đó: Đầu tư cho sản xuất RAT
115 2,56 98 3,39 135 4,33 348 3,31
Năm 2016
Tổng số 3.547 100 3.140 100 2.116 100 8.803 100
+ Trong đó: Đầu tư cho sản xuất RAT
310 8,74 75 2,39 130 6,14 515 5,85
Năm 2017
Tổng số 2.300 100 3.467 100 3.600 100 9.367 100
+ Trong đó: Đầu tư cho sản xuất RAT
285 12,39 125 3,61 270 7,50 680 7,26
Qua bảng 4.13, ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho sản xuất RAT qua các năm, Năm 2015, vốn đầu tư cho sản xuất RAT chiếm 3,31 %, năm 2016 tăng lên
5,85%, đến năm 2017 tăng lên 7,26% . Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng huyện rất chú trọng đầu tư cho sản xuất RAT. Tuy nhiên mức độ đầu tư so với nhu cầu còn ít. Bên cạnh đó, theo phản ánh của các hộ dân tiến độ phê duyệt và triển khai tự án đầu tư còn chậm. Vì vậy để phát triển sản xuất RAT thì các hộ phát huy nguồn vốn tự có là chủ yếu.
Hệ thống thủy lợi: Huyện Mộc Châu thành lập Đội thủy nông hoạt động dưới sự quản lý của các xã, thị trấn; toàn huyện có 15 đội thủy nông cơ sở quản lý với 116 thành viên. Kinh phí sửa chữa trong năm 2016 thường xuyên từ nguồn cấp bù thủy lợi phí và các nguồn khác là 2.975 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp 8 công trình kênh mương, thủy lợi, trong đó có 1 đập đầu mối, làm mới 2 điểm tràn vượt kênh, sửa chữa nâng cấp trên 2.781 km kênh tưới tiêu phục vụ cho sản xuất RAT.
Bảng 4.14. Tình hình kênh tưới, tiêu cho sản xuất rau an toàn (khảo sát tại 3 xã của huyện Mộc Châu)
Chỉ tiêu
Đông Sang Mường Sang Chiềng Hắc Tính chung SL (km) CC (%) SL (km) CC (%) SL (km) CC (%) SL (km) CC (%) Km kênh mương 1.338 100 1.743 100 760 100 3.841 100 +Kênh cứng hóa 998 74,59 1.243 71,31 540 71 2.781 72 +Kênh đất 340 34,07 500 28,69 220 29 1.060 28 {
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Hệ thống thủy lợi được đảm bảo, dẫn đến việc tổ chức cung ứng nước phục vụ cho sản xuất RAT không gặp khó khăn, tỷ lệ lênh cứng hóa chiếm 72%, chỉ
còn 28% kênh đất, xã Đông Sang có tỷ lệ kênh cứng hóa cao nhất chiếm 74,59%, tỷ lệ thấp nhất xã Chiềng Hắc 71%.
Qua điều tra ý kiến của các hộ sản xuất RAT nhìn chung hệ thống kênh mươngphục vụ cho tưới tiêu cơ bản đảm bảo cho sản xuất rau an toàn, hàng năm được nhà nước quan tâm đầu tư, sửa chữa nâng cấp dần dần đáp ứng được yêu
cầu chính đáng của người dân. Tuy nhiên, số Km kênh mương chưa được cứng hóa là hệ thống kênh đất vẫn còn.