Nguyên nhân gây sai lầm trong nghiên cứu thực địa:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 121 - 123)

I/ CHUẨN BỊ DỮ LIỆU VAØ XỬ LÝ:

1) Nguyên nhân gây sai lầm trong nghiên cứu thực địa:

Hai mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu thực địa nhằm thu thập dữ kiện là: - Tối đa hóa những thông tin thích hợp.

- Tối thiểu hóa những sai số do lầm lẫn của người phỏng vấn.

Vì vậy, trong hoạt động điều tra, thu thập dữ kiện tại hiện trường, nếu nhà nghiên cứu biết lường trước được và hiểu rõ những loại sai sót có khả năng xảy ra, thì nhà nghiên cứu này có thể dự kiến được những hành động, biện pháp để giảm thiểu tối đa những sai sót đó.

Sau đây, là một số nguyên nhân gây sai số trong thu thập thông tin:

1.1 Thiết kế bảng câu hỏi kém.

Khi bảng câu hỏi được thiết kế không đạt yêu cầu với những câu hỏi đưa ra phỏng vấn thiếu hấp dẫn và không rõ ràng, sẽ khiến người trả lời hiểu theo nhiều cách dẫn đến kết quả thu được từ câu trả lời là không chính xác.

1.2 Hướng dẫn phỏng vấn viên không kỹ lưỡng:

Cho dù việc thiết kế bảng câu hỏi có tốt và hoàn chỉnh nhưng nếu phỏng vấn viên không được hướng dẫn và chuẩn bị chu đáo và cặn kẽ, thì nhiều khi cũng gây ra những lầm lẫn đáng tiếc trong quá trình phỏng vấn.

Chẳng hạn, khi không được giải thích đầy đủ về tính chất của cuộc điều tra, hoặc có được giải thích nhưng không chính xác. Điều này sẽ làm cho người phỏng vấn không theo sát những yêu cầu, hướng dẫn của bảng câu hỏi.

Đối với các câu hỏi mở (không định trước câu trả lời), người phỏng vấn phải tìm cách đặt thêm một số câu hỏi ngoài bản hướng dẫn và nếu anh ta không bám sát yêu cầu được đặt ra, thì khả năng bị chệch hướng càng tăng.

1.3 Kỹ thuật phỏng vấn kém:

Nếu người phỏng vấn không tạo được mối quan hệ tốt giữa hai bên (giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn), thì đối tượng phỏng vấn sẽ có thể không trả lời hoặc không chú ý đến nội dung câu hỏi. Bên cạnh đó, nếu các phương

pháp kỹ thuật phỏng vấn cũ kỹ, lạc hậu cũng dẫn đến những sai lệch trong thu thập thông tin.

Mặt khác, nếu người phỏng vấn không tạo được cảm tình hay không nhấn mạnh vấn đề, hoặc không cho đối tượng có đủ thời gian suy nghĩ về vấn đề được nêu ra, thì dẫn đến người được hỏi trả lời là “tôi không biết” hay trả lời thiếu chiều sâu.

1.4 Sai lầm do lựa chọn đối tượng.

Có 3 loại sai sót có thể xảy ra khi chọn mẫu người trả lời: - Nhận được thông tin từ một địa điểm sai

- Nhận được thông tin từ một người khác không thích hợp.

- Bỏ sót thông tin từ những người đã được dự kiến phỏng vấn trong mẫu thiết kế.

1.5 Sai lệch do không trả lời:

Không trả lời là sai sót thường xảy ra, sai sót này chủ yếu xuất pháp từ: - Thông tin không đến được người trả lời theo dự kiến bởi vì: thông tin không thích hợp, đối tượng vắng mặt, hay do không có nỗ lực cần thiết để tiếp xúc với đối tượng được phỏng vấn.

- Người trả lời không cung cấp thông tin theo yêu cầu.

1.6 Sai sót trong lúc ghi nhận:

Trong quá trình phỏng vấn và ghi chép lại những thông tin từ người được hỏi, thường gặp phải một số sai sót. Có thể là do: Người phỏng vấn có quá ít thời gian, hoặc không đủ chỗ để ghi, phải tìm cách viết tắt hoặc ghi thật nhanh. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến nội dung của cuộc phỏng vấn.

Chẳng hạn, người phỏng vấn có thể dùng câu của mình thay cho câu của người được phỏng vấn, hoặc một cách vô thức sửa đổi câu trả lời theo cách nhìn nhận của mình.

Trường hợp là những bảng câu hỏi trắc nghiệm, người phỏng vấn đôi khi có thể đánh dấu sai.

Đối với những cuộc phỏng vấn có tính cách thân mật và có chiều sâu, đòi hỏi phải chờ đến lúc kết thúc mới bắt đầu ghi chép. Điều này cũng dễ dẫn đến mắc phải sai lệch trong việc ghi chép.

Riêng những câu hỏi có nhiều cách trả lời trên điện thoại, cũng gây rất nhiều khó khăn, vì người phỏng vấn vừa phải lôi cuốn sự chú ý của người trả lời, vừa phải ghi chép. Trong tình trạng làm việc căng thẳng như vậy, rất dễ dẫn đến việc phạm phải sai sót trong lúc ghi chép dữ liệu.

1.7 Sai sót do sự giả mạo:

Đôi khi người phỏng vấn đưa vào những câu trả lời giả, vì họ thấy rằng người trả lời không thể trả lời hoặc bỏ sót một câu hỏi nào đó.

Tuy nhiên, điều này không nguy hại bằng việc làm giả nguyên cả cuộc phỏng vấn. Đây không phải là sai sót nữa mà là một sự dối trá.

Việc giả mạo đôi lúc xảy ra khi người phỏng vấn đi công tác ở một vùng quá xa xôi, không thể giám sát được.

Ta có thể giảm thiểu và hạn chế sự giả mạo bằng cách tuyển chọn những vấn viên đáng tin cậy và áp dụng những phương pháp quản lý hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 121 - 123)