KIỂM TRA QUÁ TRÌNH CHỌN MẪU:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 115 - 117)

Kiểm tra quá trình chọn mẫu là nhằm bảo đảm đúng đối tượng, tạo được sự cộng tác của đối tượng, hỏi đủ số lượng đối tượng trong mẫu, và xử lý các trường hợp đi vắng hoặc không trả lời. Dưới đây là một số dạng kiểm tra chủ yếu:

1) Hỏi đúng đối tượng:

Muốn hỏi đúng đối tượng, cần nêu rõ các điều kiện để tuyển chọn làm đối tượng. Chẳng hạn: Khi nghiên cứu thị trường bột giặt hoặc nước rửa chén, thì đối tượng được chọn để hỏi và phỏng vấn phải là các bà nội trợ.

Trường hợp khi mẫu yêu cầu là chủ hộ, nhà nghiên cứu phải thận trọng xác định người được hỏi có đúng là chủ hộ không, nhằm tránh trường hợp cha hoặc mẹ nhờ con cái, chống nhờ vợ trả lời thay.

Nếu mẫu điều tra là người nghiện thuốc lá, ta cần xác định “nghiện” ở đây là hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày. Ngay cả nếu mẫu là những người đi mua sắm ở các trung tâm thương mại, vẫn có sự khác biệt giữa các khách hàng đi mua sắm vào ngày chủ nhật và các khách hàng mua sắm ngày thường.

2) Tạo sự cộng tác của đối tượng được hỏi:

Tạo được sự cộng tác của đối tượng được hỏi, được coi là điều kiện bảo đảm thành công cho cuộc điều tra.

Tuy nhiên, có một thực tế cần lưu ý là: Cuộc phỏng vấn càng dài thì số người từ chối trả lời càng nhiều. Thêm vào đó, số người từ chối trả lời và bỏ ngang cuộc phỏng vấn cũng thay đổi tùy theo sức hấp dẫn của cuộc phỏng vấn như thế nào.

Tỷ lệ hoàn tất là tỷ lệ những đối tượng tiềm tàng trong mẫu đã thực sự tham gia vào cuộc điều tra với tư cách là người được hỏi (đáp viên).

Dù cho hệ thống chọn mẫu có chính xác đến đâu chăng nữa nhưng nếu có quá ít người cuối cùng được hỏi hay được quan sát, thì hệ thống đó cũng không mang lại kết quả.

Cả trong chọn mẫu theo xác suất và không theo xác suất, ta đều phải đề ra và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về kết quả cần đạt được, nếu muốn sử dụng các số đo về độ chính xác của công trình nghiên cứu.

Theo như các nhà nghiên cứu thì, để có được các kết quả đáng tin ở mức tối thiểu, ít nhất phải phỏng vấn được 50-60% đối tượng được chọn vào mẫu. Nếu phỏng vấn những đối tượng khác trong danh sách tổng thể nghiên cứu để thay thế vào chỗ trống, ta sẽ làm sai lệch kết quả. Lý do là những đối tượng không trả lời thì hoàn toàn khác với những đối tượng chịu trả lời phỏng vấn.

Vì vậy, nếu phỏng vấn bằng thư, nên trình bày hấp dẫn để đối tượng chịu mở thư ra đọc, Nếu phỏng vấn bằng điện thoại, phải chọn thích hợp và cố gắng gọi lại hai, ba lần để tiếp xúc cho bằng được đối tượng.

4) Xử lý các trường hợp bận việc và không trả lời:

Chìa khoá để giải quyết hai vấn đề này là cố gắng tìm hiểu chúng.

Chẳng hạn, vì sao đối tượng bận việc hay vắng nhà? Có khi vì công việc làm ăn mà cả vợ lẫn chồng đều vắng nhà, do đó không thể trả lời điện thoại vào ngày thường.

Trong khi đó, ngày chủ nhật thì họ lại bận bịu việc mua sắm, đoàn tụ gia đình, nên không muốn người ngoài quấy rầy họ v.v...

Để khắc phục tình trạng này, cần huấn luyện một đội ngũ vấn viên cho thật lành nghề, nhằm cuốn hút đối tượng vào cuộc phỏng vấn một cách thích thú ngay khi tiếp xúc được.

Như vậy, qua những vấn đề vừa trình bày bên trên, ta thấy công việc chọn mẫu nghiên cứu là một công việc không mấy dễ dàng. Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu hầu như phải tự thiết kế và chọn mẫu. Trong khi đó ở các nước phát triển, để làm công việc này, có thể nhờ đến rất nhiều người trợ giúp để chọn mẫu; đó là: Những cố vấn chọn mẫu, những công ty cung cấp danh sách người tiêu dùng đủ loại, những công ty chọn mẫu chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)