IV/ THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM:
9) Một số thực nghiệm cao cấp:
Ở trên, chúng ta vừa xem xét những điểm cốt lõi của những mô hình thử nghiệm, mà nó cho phép nhà nghiên cứu làm chủ hay kiểm soát được một biến số độc lập và ước tính những hiệu ứng của nó dựa trên biến số phụ thuộc liên quan.
Từ đó cho phép nhà nghiên cứu đưa ra được những nhận định thích đáng, có tính cách nhân quả.
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, nhà quản trị không chỉ muốn thử nghiệm một yếu tố (biến số) duy nhất, mà muốn biết về nhiều yếu tố.
Những thực nghiệm nêu trên chỉ cho phép chúng ta đo lường hiệu ứng của một xử lý ở một mức xử lý.
Ví dụ: Hiệu ứng của một chương trình quảng cáo, một mức giá, một chương trình huấn luyện nhân viên vào doanh thu...
Vì thế một số thực nghiệm sau đây sẽ cho phép chúng ta đo lường hiệu ứng của một xử lý với nhiều mức khác nhau hoặc nhiều loại xử lý khác nhau.
9.1Thực nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn:
Thực nghiệm này cho phép chúng ta so sánh nhiều mức khác nhau của một xử lý.
Để thực hiện điều này, chúng ta phải giả sử là các biến ngoại lai có tác động như nhau vào các đơn vị thử.
Giả sử, chúng ta có một xử lý với K mức khác nhau (1,2,3...i...k). Chọn ngẫu nhiên đơn vị thử, và chia ngẫu nhiên thành K nhóm: n1,n2...,ni....nk,; Với; (n = n1 + n2 + .... ni + nk)
Mỗi nhóm sẽ chịu một mức xử lý tương ứng, và đo lường kết quả (Xij) của các đơn vị trong các nhóm sẽ cho phép ta so sánh sự khác nhau, nếu có, về hiệu ứng của xử lý ở các mức độ khác nhau.
9.2 Mô hình thực nghiệm khối ngẫu nhiên:
Mô hình này cũng tương tự như thực nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn. Nhưng nó có sự mở rộng hơn, ở chỗ:
Với mô hình này, chúng ta có thể loại một hiệu ứng ngoại lai mà chúng ta nghĩ rằng nó sẽ có tác động mạnh nhất trong mô hình ngẫu nhiên hóa hoàn toàn.
Điều thiết yếu là mô hình này cho ta những thông tin tương tự như mô hình ngẫu nhiên hóa hoàn toàn, nhưng nó cho phép ta khảo sát được tác dụng do một tác tố ngoại lai.
Mô hình thực nghiệm khối ngẫu nhiên giúp cho nhà nghiên cứu có thể tách biệt một yếu tố ngoại lai ra khỏi sai lệch chung của cuộc thử nghiệm. Vì thế nó cho ta một hình ảnh thực hơn.
Trong mô hình này, chúng ta cũng đo lường hiệu ứng của K mức xử lý khác nhau (1,2 ...i,k) của một xử lý, và h mức biến thiên của biến ngoại lại (1,2,....j,h)
Kết quả đo lường Xij của các đơn vị thử nghiệm cho phép ta so sánh sự khác nhau nếu có về hiệu ứng của xử lý ở các mức độ khác nhau.
Kết quả đo lường cũng cho phép ta nhận diện xem có sự khác nhau ở các mức biến thiên khác nhau của biến ngoại lai không.
Mô hình này được biểu diễn như sau: Mức xử lý Quan sát 1 2 ....i... K 1 X11 X21 Xi1 Xk1 : j : : X1j X2j Xij Xkj h X1h1 X2h2 Xihi Xkhk
9.3 Mô hình thực nghiệm khối vuông la tinh:
- Đây là thực nghiệm mà nhà nghiên cứu có thể kiểm soát được hai biến ngoại lai:
- Cách xây dựng khá phức tạp - Việc thực hiện có thể rất tốn kém.
Vì thế nếu tiến hành thử nghiệm theo mô hình này, ta phải cân nhắc xem hiệu quả đạt được có xứng đáng với chi phí phải bỏ thêm ra không?
Để tiến hành thực nghiệm này, chúng ta phải có điều kiện là: Số xử lý phải bằng với số mức biến thiên của các biến ngoại lai. (Biến NL 1 = Biến NL2 = số xử lý)
Ta có mô hình 3 X 3 của thực nghiệm này được biểu diễn trong bảng sau đây: Biến NL1 Biến NL2 1 2 3 1 X1 X2 X3 2 X2 X3 X1 3 X3 X1 X2
Như vậy, để làm mất tác dụng của yếu tố ngoại lai, mô hình cần tiến hành thử nghiệm các biện pháp với mỗi đối tượng (đơn vị thử) mỗi lần một biện pháp và thành một chuỗi liên tục. Như vậy có sự luân phiên nhiều lần xử lý. Điều này có thể sẽ làm các yếu tố ngoại lai bù trừ nhau, tự triệt tiêu lẫn nhau.
9.4 Mô hình thực nghiệm thừa số:
Thực nghiệm này cho phép nhà nghiên cứu đo lường được hiệu ứng của hai hay nhiều xử lý, cũng như khám phá được hiệu ứng hỗ tương của chúng.