Lựa chọn mô hình thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 44 - 45)

IV/ THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM:

10) Lựa chọn mô hình thực nghiệm:

Trên cơ sở của những hiểu biết đầy đủ về các mô hình thiết kế thực nghiệm, mà chúng ta có thể tiến hành lựa chọn mô hình thiết kế thực nghiệm nào đó, dựa vào việc đánh giá một cách đầy đủ 3 mặt chủ yếu sau đây:

1. Thời gian nghiên cứu:

Nếu chúng ta thiết kế một mô hình đòi hỏi một thời gian dài để hoàn tất, thì rất khó thành công.

Bởi vì: Do áp lực cạnh tranh, nên các quyết định về quản trị phải được đưa ra nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là nếu mô hình mà chúng ta thiết kế không đáp ứng được về mặt thời gian thì sẽ không được chấp nhận.

2. Chi phí nghiên cứu:

Chúng ta phải cân nhắc giữa kết quả nghiên cứu và chi phí bỏ ra.

Bởi vì: Nếu lấy một mô hình đòi hỏi chi phí cao khi sử dụng, thì chắc gì đã đảm bảo là kết quả bù đắp được vì những bất lợi tai hại tiềm ẩn do kết quả không chính xác gây ra.

Do đó gắn liền với chi phí của mô hình thực nghiệm, phải là độ chính xác của kết quả mong muốn đạt được.

3. Tính bí mật của việc nghiên cứu:

Đây là một yêu cầu có thể chi phối quyết định đến việc lựa chọn mô hình thực nghiệm; nhằm che dấu trước đối thủ cạnh tranh về chiến lược của mình.

Tóm lại: - Nếu đã chọn mô hình thử nghiệm, ta phải chọn trong các mô hình đã biết.

- Chọn mô hình nào thích hợp với yêu cầu của công việc nghiên cứu thì chọn.

CHƯƠNG 3 :

XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP VAØ THỨ CẤP

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiên cứu marketing (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)