IV/ THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM:
7) Nguyên nhân làm giảm giá trị của thực nghiệm:
Một cuộc thử nghiệm được coi là có giá trị, khi kết quả nghiên cứu của thử nghiệm này chỉ thuộc biến số đã đưa ra thử nghiệm ... chứ không còn tùy thuộc yếu tố ngoại lai nào khác nữa.
Nói như vậy, có nghĩa là: Trong mọi thử nghiệm vẫn có những yếu tố ngoại lai có mặt trong môi trường thử nghiệm. Vì thế ta phải xác định được các biến số đó, kiểm soát được chúng.
Với những lý do trên, trước khi nghiên cứu đến các thực nghiệm, ta phải nắm được số nguyên nhân gây ra sai lệch, dẫn đến việc làm giảm giá trị nội - ngoại của thực nghiệm. Dưới đây là những nguyên nhân chính, thông thường là những yếu tố bên ngoài như:
Là những biến ngoại lai bên ngoài xuất hiện trong thời gian thực nghiệm, nó xuất hiện giữa hai lần đo lường trước (O1) và sau (O2).
Ví dụ: Người ta đang thử nghiệm về một nhãn hàng hay một sản phẩm, để đo lường hiệu ứng của các chương trình quảng cáo đã được tung ra. Người ta đã thăm dò lượng hàng bán trước và sau chiến dịch, và nhận thấy, có một biến số khác làm lệch kết quả nghiên cứu; Đó là: Trong thời gian này, nhãn hiệu cạnh tranh tăng giá, gây nên hiệu ứng vào kết quả của thực nghiệm.
. Việc tăng giá này, là các biến bên ngoài thực nghiệm, và nó xuất hiện trong khoảng thời gian thực nghiệm.
. Như vậy, việc tăng giá của nhãn hiệu cạnh tranh sẽ làm giảm giá trị nội của thực nghiệm và đây là nguyên nhân lịch sử.
2. Lỗi thời:
Là biến số không rõ rệt, nó thay đổi dần phản ứng của người tiêu dùng qua thời gian.
Thay đổi này là kết quả của thời gian, và có thể ảnh hưởng đến những đơn vị thực nghiệm.
Như vậy, tương tự như lịch sử, lỗi thời là các biến ngoại lai, xuất hiện trong khoảng thời gian thực nghiệm. Nó xuất hiện giữa hai lần đo lường: Trước (O1) và sau (O2).
Lỗi thời là sự thay đổi của chính bản thân đơn vị thử theo thời gian tiến hành thực nghiệm.
Cũng như lịch sử, lỗi thời sẽ làm giảm giá trị nội của thực nghiệm.
3. Bỏ cuộc:
Đó là trường hợp trong thời gian tiến hành thực nghiệm, một số đơn vị thử bỏ cuộc giữa chừng, làm cho kết quả thử nghiệm không tính được.
Dẫn đến giá trị của thực nghiệm sẽ giảm.
Vì không biết đơn vị bỏ cuộc có cùng một thái độ ứng xử và cho kết quả giống như các đơn vị còn lại hay không?
Tức là: Những đơn vị tiếp tục tham gia và những đơn vị bỏ cuộc có thể có thái độ khác nhau đối với xử lý của thực nghiệm.
Như vậy: Có sự khác biệt giữa hai lần đo lường trước và sau mà không do tác động của xử lý, dẫn đến giá trị nội của thực nghiệm sẽ bị vi phạm.
Ví dụ: Một cuộc thử nghiệm để xem thái độ người mua đối với một mẫu hàng mới. Cuộc thử nghiệm được triển khai qua hội người tiêu dùng. Hội được chia thành nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng. Trong quá trình thử nghiệm nếu
nhóm kiểm chứng bỏ cuộc thì sẽ không sao biết được thái độ cuối cùng của nhóm thực nghiệm còn lại.
Hiện tượng bỏ cuộc có thể là do cuộc thử nghiệm kéo dài quá, làm cho một số đơn vị thử nghiệm không theo đến cuối cuộc thử nghiệm được.
4. Hiệu ứng thử ( Testing effect): Có 2 dạng hiệu ứng thử. - Hiệu ứng chính
- Hiệu ứng hỗ tương.
a. Hiệu ứng chính: Nói lên hiệu ứng của đo lường trước và đo lường sau. Khi chúng ta đo lường trước thì lần đo lường này có thể làm cho các đơn vị thực nghiệm nhạy cảm đối với công cụ đo lường. Do đó, hiệu ứng chính sẽ làm giảm giá trị nội của thực nghiệm.
Ví dụ: Như kinh nghiệm của đơn vị thử trong trả lời khi đo lường. b. Hiệu ứng hỗ tương: Là các tác động của đo lường trước tạo nên sự phản ứng của đơn vị thử vào xử lý của thực nghiệm.
5. Công cụ đo lường (Instrumentation):
Nói lên tính không đồng nhất của nó trong các lần đo lường. Tức đề cập đến thay đổi do sử dụng dụng cụ đo lường trong cuộc thử nghiệm...
Tính không đồng nhất của công cụ đo lường sẽ làm chệch kết quả của thực nghiệm và giá trị của nó bị xâm phạm.
Ví dụ: Trong lần đo lường trước và sau, chúng ta sử dụng phỏng vấn viên có cá tính hoặc khả năng chuyên môn khác nhau.
6. Chọn mẫu chệch:
Sai lầm này xảy ra khi đơn vị thử đã được lựa chọn, không đại diện cho đám đông nghiên cứu. Điều này nói lên việc chọn các nhóm cho thực nghiệm với những tiêu chuẩn khác nhau. Thì nó dẫn đến việc sẽ làm giảm giá trị nội của thực nghiệm.
Ví dụ: Ta có 3 khoảng thời gian trong 1 ngày để người dự vấn (đơn vị thử) được trắc nghiệm như sau:
- Từ 8 - 12 giờ - Từ 1 - 4 giờ - Từ 5 - 8 giờ (tối)
Nếu người dự vấn buổi sáng khác với người dự vấn buổi chiều, thì kết quả thử nghiệm thu được sẽ bị biến dạng.
Khi tiến hành thực nghiệm với hiện trường giả, thì giá trị ngoại của nó bị vi phạm, vì môi trường thực nghiệm khác rất nhiều với thị trường thật.