4.2.4.1. Những công việc thống kê mà nguồn nhân lực thống kê đã làm trong 3 năm 2016-2018, tần suất thực hiện tương ứng
a. Những công việc thống kê mà nhân lực thống kê đã thực hiện trong 3 năm 2016-2018
Kết quả khảo sát với 6 CCTKH và 17 CCTKX về những công việc thống kê mà công chức thống kê cấp huyện và cấp xã đã làm trong 3 năm từ 2016-2018 được kết quả (Bảng 4.16):
Qua bảng 4.16 nhận thấy đối với công chức thống kê cấp huyện phải thực hiện tất cả các công việc kể trên, tuy nhiên mức độ thực hiện từng loại công việc khác nhau do công chức cấp huyện ở Chi cục Thống kê được giao phụ trách từng phần công việc chuyên môn khác nhau. Một số công việc có tỷ lệ CCTKH thực hiện nhiều là: Điều tra biến động dân số thời điểm ¼, Điều tra doanh nghiệp (100%) vì điều tra doanh nghiệp là cuộc điều tra này phức tạp và khó khăn trong việc thu thập, tính toán các chỉ tiêu; Điều tra biến động dân số thời điểm ¼ thì cuộc điều tra này được thực hiện ở một số thôn được chọn mẫu, tuy nhiên do số lượng hộ trên một địa bàn cũng lớn và mỗi huyện có trung bình khoảng 14 địa bàn được chọn mẫu nên cần nhiều CCTK tham gia, điều tra hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp thời điểm 1/10 (83,3%), điều tra lao động việc làm (83,3%), điều tra chăn nuôi (66,6%). Các công việc có tỷ lệ người thực hiện ở mức dưới 50% gồm điều tra nông nghiệp ( 33,3%), điều tra thủy sản (33,3%), điều tra giá các loại (33,3%), điều tra chọn mẫu các hộ các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải tháng, báo cáo thương mại, dịch vụ tháng, báo cáo chỉ tiêu kinh tế - xã hội quý, năm, báo cáo số nhà, số hộ, số người thời điể 31/12, báo cáo dân số, xã hội môi trường, thương mại tháng. Một số báo cáo do đặc trưng là các báo cáo chuyên sâu nên được phân công cho từng người cụ thể vì thế tỷ lệ thực hiện thấp như báo cáo xu hướng quý (16,6%), công tác kế toán, niên giám thống kê, công tác kế toán và một số công việc khác.
Các cuộc điều tra được thực hiện bởi một hay nhiều công chức tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc trong cuộc điều tra, trong đó: những cuộc điều
tra như điều tra giá các loại thông thường được thực hiện bởi một công chức theo dõi và phụ trách công việc thống kê giá cả, còn các cuộc điều tra như điều tra biến động dân số thời điểm ¼, điều tra các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, điều tra doanh nghiệp,…do quy mô lớn, hoặc rải rác trên cả địa bàn huyện, điều tra trong thời gian ngắn thì số lượng công chức tham gia nhiều hơn để bảo đảm đúng thời gian theo quy định của phương án điều tra.
Bảng 4.16. Những công việc thống kê mà CCTK phải làm trong 3 năm từ 2016-2018
Loại công việc Đơn vị tính
Đối tượng
CCTKH CCTKX
Số người được khảo sát Người 6 17
Những công việc thống kê CCTK đã làm trong 3 năm:
1. Điều tra nông nghiệp (Diện tích, năng suất, sản lượng)
% 33,3 47
2. Điều tra chăn nuôi % 66,6 100
3. Điều tra thủy sản % 33,3 11,7
4. Điều tra Giá các loại (giá tiêu dùng, giá sản xuất nông nghiệp, giá dịch vụ, giá sản phẩm công nghiệp,…)
%
33,3 11,7 5. Điều tra biến động dân số thời điểm ¼ % 100 82,3
6. Điều tra lao động việc làm % 83,3 35,3
7. Điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải tháng
%
50 11,7 8. Điều tra hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông
nghiệp thời điểm 1/10 % 83,3 17,6
9. Điều tra doanh nghiệp % 100 17,6
10.Điều tra giá trị sản xuất công nghiệp tháng % 16,6 0
11.Báo cáo xu hướng công nghiệp quý % 16,6 0
12.Báo cáo số hộ, số người thời điểm 31/12 % 33,3 100 13.Báo cáo dân số, xã hội môi trường hàng tháng % 33,3 0 14.Báo cáo hoạt động thương mại, dịch vụ tháng % 50 0
15.Báo cáo hoạt động vận tải tháng % 16,6 0
16.Báo cáo chỉ tiêu kinh tế - xã hội quý, năm % 50 100
17.Niên giám thống kê cấp huyện % 16,6 0
18.Báo cáo tình hình thực hiện phương pháp chế độ 6 tháng, năm
%
16,6 0
19.Công tác kế toán % 16,6 0
20.Công việc khác % 33,3 100
Một số công việc được CCTKX thực hiện với tỷ lệ cao đó là: Điều tra chăn nuôi (100%), báo cáo số hộ, số người thời điểm 31/12 hàng năm (100%), điều tra biến động dân số ¼ (82,3%), báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội (100%) và công việc khác. Những công việc này được thực hiện ở tất cả các đơn vị xã, thị trấn. Hiện nay khi yêu cầu về con số thống kê ngày càng cao, yêu cầu việc xử lý tham gia cao hơn từ cấp cơ sở nên khối lượng công việc phải báo cáo của CCTKX cao hơn so với trước đây.
Các công việc còn lại tùy theo các báo cáo hay điều tra được chọn mẫu và số lượng mẫu được chọn nên chỉ có một số CCTKX phải thực hiện. Một số công việc như: Điều tra Nông nghiệp (Diện tích, năng suất, sản lượng), điều tra thủy sản, điều tra lao động việc làm, điều tra giá điều tra doanh nghiệp,.. là cuộc điều tra mà CCTKX phải thực hiện ở mức độ thấp. Mặt khác một số báo cáo chuyên sâu yêu cầu phối hợp với phòng ban khác để thực hiện để đảm bảo số liệu mà CCTKH sẽ thực hiện mà CCTKX không phải làm như: Báo cáo xu hướng quý, báo cáo dân số, xã hội môi trường, báo cáo thương mại dịch vụ, niên giám thống kê, báo cáo tình hình thực hiện phương pháp chế độ 6 tháng, năm.
b. Tần suất thực hiện các công việc thống kê của CCTKC
Kết quả khảo sát với 6 CCTKH và 17 CCTKX về tần suất thực hiện những công việc thống kê trong 3 năm từ 2016-2018 được kết quả 4.19 CCTKX thực hiện các công việc thống kê theo đúng sự chỉ đạo từ cơ quan thống kê cấp trên. Khối lượng công việc chủ yếu được thực hiện hàng tháng như: điều tra giá, điều tra lao động việc làm, điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải tháng và một số công việc khác. Khối lượng làm việc theo tháng của CCTKX là không nhiều được thực hiện theo kế hoạch phân công của Cục thống kê tỉnh giao nhiệm vụ cho Chi cục Thống kê huyện thực hiện các báo cáo. Đây đều là những việc chủ yếu mà CCTKX cũng như CCTKH phải thực hiện trong tháng để phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo ở các cấp; Báo cáo quý CCTKX không phải làm, làm hàng năm bao gồm một số điều tra và báo cáo sau: Điều tra Nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng), điều tra chăn nuôi, điều tra thủy sản, điều tra biến động dân số ¼, điều tra mẫu kinh doanh, sản xuất cá thể 1/10, báo cáo số hộ, số người thời điểm 31/12, báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội. Kết quả được trình bày ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Tần suất thực hiện những công việc thống kê mà CCTK phải làm trong 3 năm từ 2016-2018 Số CCT KH thực hiện (người) Tỷ lệ CCTKH (%) Số CCTKX thực hiện (người) Tỷ lệ CCTK X (%) Hàng tháng Hàng quý Hàng năm Hàng tháng Hàng năm 1. Điều tra nông
nghiệp (Diện tích, năng suất, sản lượng)
2 0 0 100 08 0 100
2. Điều tra chăn nuôi 4 0 0 100 17 0 100
3. Điều tra thủy sản 2 0 0 100 2 0 100
4. Điều tra Giá các loại (giá tiêu dùng, giá sản xuất nông nghiệp, giá dịch vụ, giá sản phẩm công nghiệp,…) 2 100 0 0 2 100 0
5. Điều tra biến động dân số thời điểm ¼
6 0 0 100 14 0 100
6. Điều tra lao động việc làm 5 100 0 0 6 100 0 7. Điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải tháng 3 100 0 0 2 100 0 8. Điều tra hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp thời điểm 1/10
5 0 0 100 3 0 100
9. Điều tra doanh
nghiệp 6 0 0 100 0 0 0
10. Điều tra giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 100 0 0 0 0 0 11. Báo cáo xu hướng công nghiệp quý 1 0 100 0 0 0 0 12. Báo cáo số hộ, số người thời điểm 31/12
13. Báo cáo dân số, xã hội môi trường hàng tháng
2 100 0 0 0 0 0
14. Báo cáo hoạt động thương mại, dịch vụ tháng
3 100 0 0 0 0 0
15. Báo cáo hoạt động vận tải tháng
1 100 0 0 0 0 0
16. Báo cáo chỉ tiêu
kinh tế - xã hội 3 0 50 50 17 0 100 17. Niên giám thống kê cấp huyện 1 0 0 100 0 0 0 18. Báo cáo tình hình thực hiện phương pháp chế độ 6 tháng, năm 1 0 50 50 0 0 0 19. Công tác kế toán 1 100 0 0 0 0 0 20. Công việc khác 2 0 100 0 17 100 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Qua bảng tổng hợp về tần suất thực hiện các công việc cho thấy, các công việc thống kê mà CCTKX phải thực hiện chủ yếu là tham gia các cuộc điều tra và thực hiện một số báo cáo thống kê trong tháng, số lượng các công việc phải thực hiện theo chu kỳ quý, 6 tháng và năm là không đáng kể.
Những công việc mà CCTKH phải làm hàng tháng như điều tra giá, điều tra lao động việc làm, điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, điều tra giá trị sản xuất công nghiệp tháng, báo cáo xã hội, môi trường, báo cáo hoạt động thương mại, dịch vụ, báo cáo vận tải tháng, công tác kế toán.
Báo cáo thực hiện theo quý là không nhiều do CCTKH thực hiện như các báo cáo: Báo cáo xu hướng quý, báo cáo tình hình thực hiện phương pháp chế độ, báo cáo chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Báo cáo và các cuộc điều tra thường thực hiện theo chu kỳ năm như: Điều tra Nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng), điều tra chăn nuôi, điều tra thủy sản, điều tra biến động dân số, điều tra doanh nghiệp, báo cáo kinh tế xã hội, niên giám thống kê…. Đây là các công việc thường xuyên của CCTKH, do các phòng nghiệp vụ ở Cục Thống kê tỉnh triển khai nhằm thu thập thông tin về các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, tỉnh. Những công việc này thông thường lãnh đạo các Chi cục Thống kê
giao nhiệm vụ cụ thể cho một công chức thống kê ở đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi, điều tra, báo cáo Cục Thống kê tỉnh.
4.2.4.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Tổng hợp từ báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức các năm 2016-2018 của Cục Thống kê và báo cáo danh sách, tiền lương CBCC cấp xã năm 2016-2018 của phòng Nội vụ huyện Yên Mỹ được kết quả ở bảng 4.18.
Từ bảng 4.18 thấy 100% CCTK qua các năm 2016-2018 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có trường hợp nào bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Qua đây thấy tuy CCTK đảm đương nhiều công việc nhiều vị trí nhưng mặt bằng chung các công việc được giao đều hoàn thành đúng hạn, CCTK có ý thức sắp xếp hoàn thành công việc được giao chấp hành tốt các quy định, chế độ thực hiện báo cáo, phương án điều tra.
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá, phân loại Công chức Thống kê 2016-2018
Năm Hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng số Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) - Năm 2016 + CCTKH 5 100 5 100 + CCTKX 17 100 17 100 - Năm 2017 + CCTKH 5 100 5 100 + CCTKX 17 100 17 100 - Năm 2019 + CCTKH 5 100 6 100 + CCTKX 17 100 17 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Kết quả đánh giá, phân loại Công chức hàng năm là một kênh để đánh giá chất lượng công chức xong nhiều khi không phản ánh chính xác kết quả thực
hiện nhiệm vụ của công chức thống kê,vì vậy để có đánh giá về chất lượng công việc nói chung, tác giả đã phỏng vấn khảo sát tổng số 126 phiếu trong đó đánh giá cho đối tượng là Công chức thống kê cấp huyện có 52 phiếu và Công chức cấp xã là 74 phiếu thu được kết quả bảng 4.19:
Bảng 4.19. Đánh giá Chất lượng công việc hoàn thành của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ
Người Đánh giá
Tổng số
(phiếu) Tốt Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) - Cấp Huyện 52 100 16 30,7 28 53,8 8 15,5 + Lãnh đạo Cục
thống kê Hưng Yên 13 100 4 30,8 5 38,4 4 30,8 + Công chức phòng
ban thuộc UBND huyện Yên Mỹ 22 100 4 18,2 14 63,6 4 18,2 + Công chức thống kê cấp xã, thị trấn 17 100 8 47,1 9 52,9 0 0 - Cấp Xã 74 100 13 17,5 46 62,3 15 20,2 + Công chức thống kê cấp huyện 6 100 0 0 4 66,6 2 33,4 + Cán bộ lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cấp xã, thị trấn 17 100 5 29,4 8 47,1 4 23,5 +Công chức lao động UBND cấp xã 34 100 4 11,7 23 67,7 7 20,6 + Cán bộ cấp thôn 17 100 4 23,5 11 64,8 2 11,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Từ kết quả đánh giá ở Bảng 4.19 cho thấy: Tỷ lệ chất lượng hoàn thành công việc của công chức thống kê cấp huyện từ đạt yêu cầu chiếm 53,8%, đạt tốt chiếm 30,7 %, tỷ lệ không đạt yêu cầu là 15,5%; Tỷ lệ chất lượng hoàn thành công việc của công chức thống kê cấp xã đánh giá tốt chiếm 17,5%, đánh giá đạt yêu cầu chiếm 62,3% , tỷ lệ không đạt yêu cầu là 20,2%. Tỷ lệ hoàn thành tốt công việc của công chức thống kê cấp huyện cao hơn công chức thống kê cấp xã và tỷ lệ chất lượng bị đánh giá không đạt yêu cầu của CCTKX cao hơn CCTKH là do chỉ phải thực hiện một loại công việc nên CCTKH sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn so với làm nhiều loại công việc của CCTKX. Với tỷ lệ đánh giá chất lượng hoàn thành công việc của đội ngũ nhan lực thống kê có tới 19,5% không đạt yêu cầu (đặc biệt tỷ lệ này của CCTKX là 20,2%) cho thấy cần phải có sự thay đổi trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ. Nguyên nhân đánh giá được đưa ra là do một số công chức thống kê cả cấp huyện và cấp xã nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, số liệu có độ chính xác không cao và logic chưa hợp lý, ngoài ra còn có nguyên nhân là đội ngũ nhân lực Thống kê không giải thích hoặc giải thích không thuyết phục về số liệu báo cáo của mình, trong đó nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế là nguyên nhân căn bản.