3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hình 3.1. Bản đồ tự nhiên huyện Yên Mỹ
Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ (2018) Theo báo cáo về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của UBND huyện Yên Mỹ 2018: huyện Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30 Km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn huyện tạo việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động.
Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 có 17 đơn vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn), với tổng diện tích tự nhiên 92,50 km2, mật độ dân số trung bình 1.534 người/km2, huyện có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào; Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi; Phía Đông giáp huyện Mỹ Hào và huyện Ân Thi; Phía Tây giáp huyện Văn
Huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hè: nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông: lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Yên Mỹ hiện được đánh giá là một trong những huyện phát triển kinh tế năng động của tỉnh Hưng Yên. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp. Những năm qua, bằng những chính sách thiết thực và chiến lược đầu tư đúng hướng, Yên Mỹ đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo báo cáo về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội năm 2018 của UBND huyện Yên Mỹ một số chỉ tiêu chính của huyện Yên Mỹ như sau:
- Diện tích: 92,50 km2 - Dân số: 142.000 người
- Mật độ bình quân: 1.534 người/km2 - Đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 16 xã
- Thu nhập bình quân: 57,36 triệu đồng/người/năm
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 3%; Công nghiệp- xây dựng 83%; Thương mại - dịch vụ 14%
3%
83% 14%
Cơ cấu kinh tế huyện Yên Mỹ
NN CN-XD TM-DV
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Mỹ
3.1.3. Hệ thống tổ chức thống kê ở Huyện Yên Mỹ
Hiện nay, hệ thống thống kê được sử dụng tại Việt Nam là hệ thống thống kê tập trung, đứng đầu là Tổng cục trưởng tổng cục thống kê thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thống kê được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính: Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương với 16 đơn vị hành chính và 9 đơn vị sự nghiệp; các cơ quan thống kê ở địa phương với 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố và 713 Chi cục Thống kê huyện, quận; với tổng số trên 5,3 nghìn công chức, viên chức, trong đó nữ chiếm tỷ lệ xấp xỉ 43%, 66% công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học.
Chi cục Thống kê huyện, thành phố là cơ quan trực thuộc Cục Thống kê, giúp Cục trưởng Cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trong phạm vi huyện, thành phố; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Cục trưởng Cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê tới CCTKX và tổng hợp số liệu ở cơ sở gửi lên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho CCTKX căn cứ vào tình hình thực tế và khi có yêu cầu từ cấp trên.
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức hệ thống thống kê ở huyện Yên Mỹ
CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CÔNG CHỨC THỐNG KÊ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP- DÂN SỐ THỐNG KÊ XÃ, THỊ TRẤN CÔNG CHỨC THỐNG KÊ PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ CÔNG CHỨC THỐNG KÊ PHỤ TRÁCH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
Hệ thống tổ chức thống kê ở huyện Yên Mỹ gồm có:
Người đứng đầu Chi cục Thống kê là Chi cục trưởng chịu trách nhiệm chung toàn bộ công việc của Chi cục, phân công công việc cho các công chức Thống kê trong Chi cục, báo cáo công việc công việc của Chi cục với cấp trên. Thực hiện các báo cáo thuộc lĩnh vực Tổng hợp, Thanh tra và phương pháp chế độ.
Dưới Chi cục trưởng là phó Chi cục trưởng chịu sự phân công công việc của Chi cục trưởng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc các công chức Thống kê thuộc các mảng mảng thống kê Nông nghiệp, Thống kê Thương mại – Dịch vụ, Dân số.
Chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các báo cáo thường xuyên của các mảng nghiệp vụ về Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp, Dân số là các công chức Thống kê của Chi cục Thống kê Yên Mỹ. Công chức được phân công công việc có trách nhiệm theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo theo kế hoạch thông tin hàng năm. Có trách nhiệm thu thập số liệu liên quan để thực hiện báo cáo. Ngoài thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên công chức Thống kê cấp huyện còn đảm nhận vai trò là các giám sát viên giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các cuộc điều tra Thống kê theo quy định và sự phân công của Chi cục Trưởng.
- Cấp xã: là chức danh công chức Văn phòng – Thống kê. Hiện nay tại huyện Yên Mỹ có 17 xã, thị trấn tương ứng với 17 công chức Thống Kê cấp xã, thị trấn.
Ngoài thực hiện các công việc, công tác văn phòng do lãnh đạo UBND xã, UBND huyện giao, công chức thống kê xã còn thực hiện các nhiệm vụ thống kê:
+ Theo dõi và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn được phân công với Chi cục Thống kê huyện và lãnh đạo UBND xã, UBND huyện theo yêu cầu;
+ Triển khai nhiệm vụ tới các ĐTV thống kê, cùng với ĐTV thu thập số liệu theo yêu cầu; thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.
Khối lượng công việc thống kê của từng công chức thống kê cấp xã trong huyện là không giống nhau. Tùy vào khối lượng, yêu cầu của các công việc và tùy thuộc vào tình hình thực tế của các Chi cục Thống kê mà số lượng công việc thống kê được triển khai tới công chức thống kê cấp xã là khác nhau.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tượng thu thập thông tin 3.2.1. Đối tượng thu thập thông tin
3.2.1.1. Các đối tượng
- Công chức thống kê: Người trực tiếp làm công tác thống kê ở Chi cục Thống kê huyện, xã, thị trấn.
- Người đánh giá chất lượng nhân lực: là lãnh đạo UBND xã phụ trách trực tiếp CCTKX, lãnh đạo Chi cục Thống kê, lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê tỉnh, công chức làm việc tại UBND xã, UBND huyện, Cán bộ cấp thôn.
3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra
- Điều tra toàn bộ công chức thống kê cấp huyện gồm 04 nhân viên và 02 lãnh đạo
- Điều tra toàn bộ công chức thống kê xã trực tiếp làm công tác thống kê gồm 17 thống kê viên cấp xã.
- Điều tra 13 trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê. - Điều tra người là lãnh đạo UBND xã, CBCC ở văn phòng, phòng ban chuyên môn của UBND xã, huyện quản lý, làm việc, sử dụng số liệu thống kê.
Số lượng mẫu cụ thể:
Bảng 3.1. Phân nhóm và phân bổ số lượng mẫu điều tra khảo sát
Đơn vị điều tra khảo sát Tổng số phiếu điều tra khảo sát phiếu 1. Công chức thống kê 23
- Công chức thống kê huyện 06
- Công chức thống kê xã 17
2. Đánh giá chất lượng công chức thống kê và thông tin thống kê 126
- Đánh giá Cấp huyện
+ Lãnh đạo Cục Thống kê Hưng Yên 13
+ Công chức phòng ban thuộc UBND huyện Yên Mỹ 22
+ Công chức thống kê cấp xã, thị trấn 17
- Đánh giá cấp xã
+ Công chức thống kê cấp huyện 6
+ Cán bộ Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cấp xã, thị trấn 17
+ Công chức lao động UBND cấp xã 34
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là trưởng, phó phòng 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê tỉnh, lãnh đạo UBND xã, thị trấn trực tiếp phụ trách quản lý công chức thống kê cấp xã, công chức thống kê cấp huyện, cấp xã, công chức làm việc tại UBND xã, huyện, cán bộ cấp thôn về chất lượng công chức thống kê và thông tin thống kê.
- Điều tra gián tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát cho đối tượng điều tra trả lời và gửi lại bằng thư điện tử.
3.2.2.2. Thông tin thứ cấp
- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố có liên quan về nhân lực thống kê để phân tích. Các số liệu này được thu thập thông qua Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ, Phòng Nội vụ huyện Yên Mỹ năm 2016-2018.
- Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về chất lượng CBCC, công chức thống kê, công chức Văn phòng – Thống kê, CBCC cấp xã đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, các tài liệu đăng tải trên báo, tạp chí, trên internet,...
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp phân tổ
Những số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng nhân lực như: Số lượng CBCC thống kê phân theo độ tuổi, giới tính, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, chất lượng công việc, thái độ làm việc, nhu cầu đào tạo, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, ...
3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của nhân lực về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của CBCC. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCC trên địa bàn huyện Yên Mỹ trong thời gian tới.
3.2.3.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh thông qua phân tích số liệu thời điểm và thời kỳ để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá bản chất về chất lượng nhân lực ngành thống kê, kết cấu nhân lực ngành thống kê, xu hướng biến động nhân lực ngành thống kê của huyện Yên Mỹ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất giải pháp phù hợp.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ CBCC thống kê
- Tỷ lệ CBCC Thống kê theo độ tuổi.
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kiến thức
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn:
+ Tỷ lệ CBCC thống kê ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp; + Tỷ lệ CBCC thống kê được đào tạo về chuyên ngành thống kê ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo;
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ CBCC thống kê ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị;
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý nhà nước: tỷ lệ CBCC thống kê đã qua đào tạo ở các trình độ: chưa qua đào tạo, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính;
- Chỉ tiêu đánh giá thâm niên công tác: tỷ lệ cán bộ công chức ở các mức thời gian công tác khác nhau;
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kỹ năng
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ tin học: tỷ lệ CBCC thống kê có trình độ, tin học ở trình độ A, B, C;
- Chỉ tiêu đánh giá kỹ năng nghề nghiệp: tỷ lệ CBCC thống kê biết và thành thạo các kỹ năng như lập kế hoạch, thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, viết báo cáo, kiểm tra, giám sát, đánh giá;
3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thái độ
- Chỉ tiêu đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc của công chức thống kê: Tỷ lệ công chức thống kê được đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc ở các mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt.
3.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ hài lòng của các đối tượng được phục vụ
- Tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo UBND, lãnh đạo Chi cục thống kê, lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc Cục thống kê, công chức UBND huyện, xã, cán bộ thôn đánh giá về chất lượng công việc của công chức thống kê.
- Tỷ lệ đánh giá của người sử dụng thông tin về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của số liệu thống kê, về thái độ, đạo đức công vụ của CBCC thống kê.
3.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nhân lực thống kê
- Tỷ lệ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố theo mức độ quan trọng tới chất lượng nhân lực ngành thống kê.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH THỐNG KÊ
4.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ
Với quan điểm đổi mới vừa phục vụ tốt sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước vừa “Hướng về người dùng tin”, trong những năm qua đối tượng sử dụng thông tin thống kê đã được mở rộng, lượng thông tin cung cấp cho mỗi đối tượng dùng tin cũng không ngừng tăng lên, hình thức phổ biến thông tin ngày càng đa dạng. Đến nay, các loại số liệu thống kê đã được cung cấp đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng bằng nhiều kênh phổ biến thông tin khác nhau. Các sản phẩm thống kê ngày nay không chỉ các ấn phẩm, mà còn là các đĩa mềm, đĩa CD và file dữ liệu trên trang web. Để đảm bảo số liệu thống kê thì yếu tố về nhân lực là yếu tố quan trọng cần được quan tâm và việc xem xét, nắm bắt số lượng công chức thống kê là bước đầu tiên để nắm được cái nhìn chung về sự phân công, bố trí lao động trong công việc, từ đó thấy được mức độ phù hợp giữa số lao động và khối lượng việc làm.
Bảng 4.1. Số lượng công chức thống kê huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển bình quân (%) SL (người) CC