Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng nhân lực ngành thống kê huyện Yên Mỹ
4.2.2. Thực trạng về kỹ năng của nhân lực ngành thống kê
Đối với việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thì các yếu tố đánh giá về kỹ năng là không thể thiếu. Ngay từ khi tuyển dụng các chứng chỉ về tin học và tiếng anh đã là yêu tố bắt buộc, bên cạnh đó trong quá trình làm việc một số kỹ năng làm việc quan trọng đối với nguồn nhân lực thống kê như kỹ năng thu thập, tổng hợp thông tin, xử lý phân tích thông tin, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá...
4.2.2.1. Trình độ tin học
Tin học hiện nay đóng vai trò quan trọng trong truyền tải, xử lý, thực hiện nhiệm vụ đối với giúp người lao động tra cứu những thông tin về công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cung cấp cho người lao động nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Hiện nay đất nước đang bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 khoa học kỹ thuật được tối đa hóa, trong công việc tin học được áp dụng ngày càng cao, các chương trình điều tra được tích hợp trên thiết bị di đông, các chương trình nhập tin, sử lý dữ liệu,…. ngày càng được đẩy mạnh sử dụng trong thực thi nhiệm vụ. Vì vậy quan tâm tới trình độ tin học là yếu tố tất yếu trong tuyển dụng và sử dụng lao động.
Trình độ tin học của CCTK huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.9. Trình độ tin học của công chức thống kê huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cấp huyện Cấp xã Cấp huyện Cấp xã Cấp huyện Cấp xã Số lượng Người 5 17 5 17 5 17 Phân theo trình độ Không có chứng chỉ % 0 11,7 0 11,7 0 11,7 B % 100 88,3 100 88,3 100 88,3 Tổng số % 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ (2019) Tin học có vai trò rất lớn trong giải quyết công việc và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC nói chung, cũng như CCTK nói riêng. Từ bảng số
liệu 4.10 ta thấy tỷ lệ không có chứng chỉ tin học của CCTKX cao hơn CCTKH và CCTKH được đào tạo về tin học từ trình độ B trở lên, tuy nhiên từ trình độ C trở lên thì không có CCTKH, CCTKX nào. Nguyên nhân là do đối với CCTK thì chứng chỉ tin học là một điều kiện để tuyển dụng, còn bằng cấp chuyên môn mới là yếu tố chính nên việc CCTKH chủ yếu có trình độ tin học B là dễ hiểu. Trong khi đó, với CCTKX thì điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng không khắt khe như CCTKH, thậm chí có người không có trình độ chuyên môn đúng hoặc gần với chuyên ngành thống kê nhưng do bố trí, điều động được sắp xếp làm công việc thống kê. Một số CCTKX chưa có chứng chỉ tin học nguyên nhân là do có một công chức nhiều tuổi, được tuyển dụng khi yêu cầu tuyển dụng công chức chưa chặt chẽ đây là yếu tố do lịch sử để lại, cộng với sự điều động, bố trí việc làm ở đơn vị nên chủ yếu là không có chứng chỉ.
Theo kết quả khảo sát của tác giả với 6 CCTKH và 17 CCTKX về mức độ thành thạo một số phần mềm tin học hay sử dụng thì được kết quả:
Bảng 4.10. Mức độ thành thạo một số phần mềm tin học của nhân lực thống kê nhân lực thống kê Mức độ Số phiếu khảo sát (phiếu) Tỷ lệ biết sử dụng (%)
Word Excel Powerpoint Phần mềm thống kê khác - Thành thạo + CCTKH 6 50 66,6 33,3 0 + CCTKX 17 64,8 58,8 0 0 - Biết sử dụng nhưng không thành thạo + CCTKH 6 50 33,4 66,7 0 + CCTKX 17 23,5 29,5 88,3 0 - Không biết + CCTKH 6 0 0 0 100 + CCTKX 17 11,7 11,7 11,7 100
Qua bảng 4.10 không có công chức thống kê cấp huyện nào không biết sử word, excel và powerpoint nhưng đối với công chức thống kê cấp xã thì có tới 11,7% số công chức không biết sử dụng word, excel và powerpoint đây đều là những công chức Thống kê có tuổi cao không biết sử dụng máy móc vi tính. Tỷ lệ thành thạo từng phần mềm của công chức thống kê cấp huyện và cấp xã là khác nhau. Tỷ lệ CCTKH thành thạo Microsoft Word thấp hơn so với CCTKX tho thấy một thực tế là CCTKH thường ít sử dụng Microsoft Word trong công việc, chỉ sử dụng làm báo cáo nhận xét về tình hình trong tháng còn CCTKX do mức độ thường xuyên trong công việc văn phòng có liên quan tới các loại văn bản nên tỷ lệ sử dụng thành thạo cao hơn; Với phần mềm Microsoft Excel: tỷ lệ CCTKH sử dụng thành cao hơn so với CCTKX, điều này phản ánh thực tế rằng trong công việc của CCTKH phần mềm Microsoft Excel được sử dụng thường xuyên hơn trong việc tổng hợp số liệu báo cáo, còn CCTKX làm các công việc thống kê nhìn chung chỉ ở mức thu thập, ít phải tổng hợp các loại số liệu nên tỷ lệ thành thạo thấp hơn; Với phần mềm Microsoft Powerpoint thì tỷ lệ CCTKH sử dụng thành thạo thấp vì tính chất công việc ít phải sử dụng tới diễn thuyết, tập huấn, trong khi đó số CCTKX được khảo sát thì không có ai sử dụng thành thạo, có một số biết sử dụng nhưng không thành thạo. Do tính chất công việc ít phải sử dụng tới phần mềm này nên việc có ít CCTK sử dụng thành thạo là điều dễ thấy, đặc biệt với CCTKX thì mức độ sử dụng lại càng ít hơn. Ngoài ra ngành Thống kê còn sử dụng một số chương trình, phần mềm khác được viết trên nền Visual Foxpro nhưng không có CCTK nào biết sử dụng.
Có một số CCTK biết sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint nhưng không thành thạo, số này tập trung vào độ tuổi từ 40 tuổi trở lên nên hạn chế trong quá trình soạn thảo văn bản, bản thân không chủ động, phải phụ thuộc vào người khác nên ảnh hưởng đến thời gian giải quyết công việc.
Cũng qua bảng số liệu này cho thấy việc sử dụng máy tính của CCTK chỉ là làm văn bản, báo cáo, tổng hợp giản đơn chứ chưa sử dụng nhiều các phần mềm thống kê chuyên sâu khác để phục vụ công việc chuyên môn, hay nói cách khác là công việc của CCTK chủ yếu là thu thập, tổng hợp giản đơn và ít phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Những phân tích cho thấy việc sử dụng tin học trong giải quyết công việc của CCTK là rất hạn chế, điều này vừa là những tồn tại vừa là nguyên nhân làm cho kỹ năng tin học của CCTK thấp.
4.2.2.2. Thực trạng về một số kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thống kê
Trong số các kỹ năng mà người công chức thống kê cần phải có thì kỹ năng phân tích thống kê là một kỹ năng rất quan trọng, người CCTK phải biết phân tích, đánh giá số liệu từ đó mới có thể tham mưu cho lãnh đạo các cấp để đưa ra quyết định quản lý đúng đắn. Kết quả khảo sát với 6 CCTKH và 17 CCTKX khi được hỏi ông/bà có biết làm phân tích thống kê không thì được: Có 83,4% CCTKH biết làm phân tích thống kê, số không biết là 16,6%. Nguyên nhân đến từ việc không được đào tạo đúng chuyên ngành và việc không giao thực hiện nhiệm vụ của Cục Thống kê cho CCTKH, công việc mới chỉ giao ở mức độ là thu thập và tổng hợp thô sơ chứ không yêu cầu đánh giá, phân tích hiện tượng. Hiện nay ở Chi cục Thống kê các huyện, thành phố, CCTKH chủ yếu là làm công việc thu thập và tổng hợp giản đơn, còn việc xử lý, phân tích đánh giá là do CCTK ở Cục Thống kê tỉnh thực hiện vì vậy mà kỹ năng phân tích thống kê của CCTKH có thể nói là không được thực hiện thường xuyên. Có thể nói việc không được đào tạo đúng chuyên ngành của CCTKX, cộng với sự chỉ đạo thiếu quyết liệt, không giao nhiệm vụ (phải có phân tích trong các báo cáo thống kê) của Chi cục Thống kê huyện nên phần lớn CCTKX cũng chỉ hoàn thành công việc thống kê và nộp kết quả lên trên với số liệu thô ban đầu.
Để có đánh giá khách quan hơn về một số kỹ năng của CCTK, tác giả đã thực hiện khảo sát phỏng vấn các đối tượng điều tra thu được bảng kết quả 4.11:
Qua bảng 4.11 ta thấy đối với CCTKH một số kỹ năng như thu thập tổng hợp và Kiểm tra, giám sát đánh giá, viết báo cáo thì tỷ lệ được đánh giá tốt từ 10,8 tới 38,5% còn lại những kỹ năng khác mức đánh giá tốt đều thấp. Đối với CCTKX những kỹ năng này được đánh giá ở mức độ thấp nhận thấy do đặc thù vị trí công tác mà các kỹ năng chuyên môn của CCTKH được đánh giá cao hơn so với CCTKX. Kỹ năng dự báo, phân tích thông tin, là những kỹ năng được đánh giá mức chưa tốt cao nhất, đây là những kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê song mức độ nắm bắt của CCTK lại thấp nguyên nhân là do CCTK làm việc tại cấp huyện và xã chủ yếu nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin ban đầu nên các năng chuyên sâu còn kém. Các kỹ năng chuyên môn thường gặp của công chức xã như thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, dự báo,... có tác động qua lại lẫn nhau, một kỹ năng chưa thành thạo, chưa tốt hoặc là bình thường sẽ ảnh hưởng tới mức độ của kỹ năng.
Bảng 4.11. Mức độ thành thạo các kỹ năng chuyên môn của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ
Kỹ năng
Số phiếu
đánh giá Tốt Khá Trung bình Chưa tốt
SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) + Thu thập, tổng hợp + CCTKH 52 100 20 38,5 24 46,2 8 15,4 0 0 + CCTKX 74 100 8 10,8 45 60,8 19 25,7 2 2,7 + Xử lý, phân tích thông tin + CCTKH 52 100 8 15,4 40 76,9 4 7,7 0 0 + CCTKX 74 100 4 5,4 21 28,4 40 54,1 9 12,2 + Viết báo cáo
+ CCTKH 52 100 12 23,1 24 46,2 16 30,8 0 0 + CCTKX 74 100 9 12,2 36 48,6 25 33,8 4 5,4 + Lập kế hoạch
+ CCTKH 52 100 8 15,4 8 15,4 20 38,5 16 30,8 + CCTKX 74 100 9 12,2 8 10,8 32 43,2 25 33,8 + Kiểm tra, giám
sát, đánh giá
+ CCTKH 52 100 16 30,8 24 46,2 12 23,1 0 0 + CCTKX 74 100 12 16,2 20 27,0 35 47,3 11 14,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019)
4.2.2.3. Đánh giá của người quản lý, làm việc và sử dụng công chức đối với nhân lực ngành thống kê
Nhân lực ngành thống kê làm việc dựa trên sự phân công, sắp xếp công việc của cấp trên. Trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với các công chức của đơn vị khác để thu thập số liệu làm báo cáo thống kê. Vì vậy đánh giá của người quản lý công chức thống kê hay những cán bộ công chức cùng làm việc có cái nhìn khách quan về năng lực của đội ngũ nhân lực thống kê.
Khảo sát các đối tượng điều tra thu được đánh giá về trình độ năng lực của nhân lực ngành Thống kê được như sau:
Bảng 4.12. Đánh giá năng lực của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ
Người Đánh giá
Tổng số
(phiếu) Tốt Khá Trung Bình Chưa Tốt
SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) - Cấp Huyện 52 100 16 30,7 29 55,7 7 13,6 0 0 + Lãnh đạo Cục Thống kê Hưng Yên
13 100 4 30,7 7 53,8 2 15,5 0 0 + Công chức Phòng ban thuộc UBND huyện Yên Mỹ 22 100 2 9,1 15 68,2 5 22,7 0 0 + Công chức Thống kê cấp xã, thị trấn 17 100 10 58,9 7 41,1 0 0 0 0 - Cấp Xã 74 100 9 12,2 40 54,1 18 24,3 7 9,5 + Công chức Thống kê cấp Huyện 6 100 0 0 4 66,6 2 33,4 0 0 + Cán bộ Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cấp xã, thị trấn 17 100 3 17,6 7 41,1 5 29,6 2 11,7 + Công chức lao động UBND cấp xã 34 100 3 8,8 19 55,9 9 26,5 3 8,8 + Cán bộ cấp thôn 17 100 3 17,6 10 59 2 11,7 2 11,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.12 cho thấy, tỷ lệ đánh giá trình độ năng lực của công chức thống kê huyện ở mức tốt cao hơn so với công chức thống kê xã qua đó thấy rằng trình độ năng lực làm việc của công chức thống kê huyện tốt hơn só với công chức thống kê cấp xã. Nguyên nhân một phần là do công chức thống kê xã phải làm với khối lượng công việc nhiều cộng với việc làm việc không đúng với chuyên ngành đào tạo đã làm cho trình độ năng lực của CCTKX bị hạn chế, ảnh hưởng nhiều tới công việc. Tỷ lệ công chức thống kê xã bị đánh
giá chưa tốt là 9,5% nguyên do đó là một số CCTKCX không có khả năng làm việc độc lập, còn lúng túng khi giải quyết công việc, không biết tổ chức và triển khai công việc,…
Cũng vẫn khảo sát các đối tượng này về một số năng lực cụ thể thì được kết quả:
Bảng 4.13. Đánh giá một số kỹ năng của nhân lực ngành thống kê huyện Yên Mỹ
Kỹ năng
Số phiếu
đánh giá Tốt Khá Trung bình Chưa tốt
SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) - Tổ chức công việc + CCTKH 52 100 24 46,2 24 46,2 4 7,7 0 0 + CCTKX 74 100 40 54,1 20 27,0 14 18,9 0 0 - Thuyết trình + CCTKH 52 100 24 46,2 20 38,5 8 15,4 0 0 + CCTKX 74 100 20 27,0 35 47,3 15 20,3 4 5,4 - Kiểm tra, giám sát,
đánh giá + CCTKH 52 100 12 23,1 32 61,5 8 15,4 0 0 + CCTKX 74 100 8 10,8 38 51,4 19 25,7 9 12,2 - Năng lực khác + CCTKH 52 100 16 30,8 20 38,5 8 15,4 8 15,4 + CCTKX 74 100 25 33,8 27 36,5 14 18,9 8 10,8 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.13 cho thấy: Tỷ lệ đánh giá năng lực tổ chức công việc của CCTKH được đánh giá từ mức trung bình trở lên đến tốt là 100%, chưa tốt là 0 %, tỷ lệ đánh giá tốt là 46,2%; Tỷ lệ đánh giá năng lực tổ chức công việc của CCTKX từ mức trung bình trở lên đến tốt là 100%, chưa tốt
là 0%, tỷ lệ đánh giá tốt là 54,1% cao hơn mức đánh giá đối với công chức thống kê huyện. Qua đó cho thấy trên phương diện tổng thể thì năng lực tổ chức công việc của CCTKX được đánh giá cao hơn CCTKH, việc phải thực hiện nhiều công việc vào cùng một thời điểm cũng góp phần rèn kỹ năng tổ chức công việc của CCTKX tốt hơn, với khối lượng công việc ngày càng nhiều nếu CCTKX không biết tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học thì sẽ dẫn tới tất cả công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chất lượng không cao và người công chức rất dễ bị đào thải.
Tỷ lệ đánh giá năng lực thuyết trình của CCTKH ở các mức độ nhìn chung đều cao hơn so với CCTKX, nguyên nhân do công việc được triển khai từ trên xuống nên việc triển khai và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của CCTKH được thường xuyên hơn nên năng lực thuyết trình trước mọi người cũng được đánh giá cao hơn.
Kiểm tra giám sát và đánh giá các hoạt động cũng rất quan trọng trong triển khai và hiệu quả công việc. Tỷ lệ đánh giá năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá của CCTKH ở mức tốt là 23,1%, của CCTKX là 10,8%, tỷ lệ đánh giá ở mức chưa tốt của CCTKH là 0%, của CCTKX là 12,2%. Qua đó cho thấy, mặc dù số CCTKH được đánh giá là có kỹ năng kiểm tra, giám sát đạt mức tốt có cao hơn